Học tập đạo đức HCM

Để văn hóa đọc được tôn vinh.

Thứ ba - 13/04/2021 06:44
Hằng năm, ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam ở Hà Tĩnh thường được tổ chức kỷ niệm, trưng bày giới thiệu các ấn phẩm sách, tổ chức hội thảo, gặp gỡ những người sưu tầm, yêu thích đọc sách
Để văn hóa đọc được tôn vinh.

Đây cũng là dịp khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh giá trị của sách, tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách.

 Thực tế những năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí điện tử và các trang mạng xã hội facebook, youtube, zalo, mocha… tưởng như không còn chỗ cho việc đọc sách, người đọc không còn hứng thú với sự đọc. Và, hàng ngày nhiều người chỉ trên chiếc điện thoại martphone để cập nhật thông tin. Đó là một thực tế!

 Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách về kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa nhiều quốc gia, nên việc cập nhật thông tin mới, chiếm lĩnh thông tin rất cần thiết. Đây là cơ hội thuận lợi để phát triển văn hóa, nhưng cũng là thách thức cho văn hóa đọc.Với một bộ phận trong xã hội thì sách in không còn sức hấp dẫn. Nói cách khác,sách in không cạnh tranh được với sách điện tử tiện ích và các phương tiện truyền thông khác.

Trong khi đó, một bộ phận người đọc nhất là lớp trẻ có xu hướng gọi là chạy theo tâm lý đám đông, theo nhu cầu của thị trường, theo các chiêu trò quảng bá từ các đơn vị xuất bản sách. Thậm chí có người còn chạy theo những cuốn sách có vấn đề, hay sách cấm để giải quyết sự tò mò hơn là đọc để trau dồi về tri thức.

Văn hóa đọc vốn có trong mỗi người, nhất là những người ở đất học Hồng Lam thì sách đã thấm vào máu thịt. Biết bao nhiêu thế hệ trên dải đất này đã nhờ vào sách và lấy sách, tri thức từ trong sách làm cứu cánh cuộc đời. Nhiều tấm gương sáng về học hành khoa cử đã để lại cho hậu thế về sự nỗ lực học tập, rèn luyện để thành những danh nhân văn hóa cho quê hương, đất nước.

Ở Hà Tĩnh từ trong các triều đại phong kiến đã xuất hiện “kho sách” ở những dòng họ, gia đình, làng xã và trở thành của thiên hạ để đào tạo người tài. “Phúc Giang thư viện” với hàng ngàn mộc bản của dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu (nay thuộc xã Kim Song Trường) do Thám hoa Nguyễn Huy Oánh và con em ở đây xây dựng nên đã đào tạo nên nhiều bậc hiền tài cho đất nước.

 

Mộc bản trường học Phúc Giang 

Mộng Thương thư trai (Thư viện Mộng Thương) của dòng họ Nguyễn Đức lục chi ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà là một trong ba thư viện lớn đương thời ở xứ Nghệ. Kho sách đã trở thành di sản của gia tộc và nhân dân trong vùng để mở mang kiến thức, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

 Từ trang sách đến cuộc đời và chính từ cuộc đời nhiều người đã sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ với thời gian.Thời nào cũng vậy, sách và văn hóa đọc luôn cần thiết cho cuộc sống. Bởi đó là như cầu tinh thần cần thiết của con người. Sách nói chung và sách văn học nói riêng với người đọc luôn vĩnh cửu, trường tồn. Sách trở thành sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, nhận thức và giáo dục, giải trí và thẩm mĩ, đối với công chúng và lớp trẻ.

Đọc sách cũng phải được giáo dục, rèn luyện; ngay từ khi còn nhỏ việc đọc cần có sự định hướng, hướng dẫn đúng đắn từ gia đình, nhà trường.Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học; xây dựng thói quen đọc, kỹ năng đọc như một môn học cần thiết để áp dụng ở các cấp học.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, nhưng thầy cô giáo luôn là người đóng vai trò quan trọng để chọn lọc và định hướng học sinh đến với tác phẩm hay, có ý nghĩa. Bên cạnh đó, cũng cần tạo cho độc giả niềm hứng khởi khi đọc tác phẩm văn học thông qua nhiều hình thức như thuyết trình về văn học, hội thi kể chuyện, chuyển thành tiểu phẩm, hoạt cảnh văn nghệ, sân khấu từ tác phẩm văn học.

Hiện nay, việc đọc sách và văn hóa đọc cũng phải thích ứng, linh hoạt với sự phát triển của khoa học công nghệ.Xây dựng phương pháp, cách thức đúng đắn để đọc sách qua mạng onlien, trực tuyến và nhiều hình thức khác để khai thác hạ tầng công nghệ thông tin. Sách vẫn trường tồn.Tác dụng của sách thời nào cũng tỏa sáng. Đọc sách vẫn là nhu cầu. Sách luôn làm giàu tri thức, văn hóa đọc phải được tôn vinh.

Theo Nhà báo Phan Trung Thành/HTTV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm267
  • Hôm nay37,740
  • Tháng hiện tại943,842
  • Tổng lượt truy cập91,007,235
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây