Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Công nghiệp “mắt xích” quan trọng trong xây dựng tỉnh nông thôn mới bền vững

Thứ sáu - 07/08/2020 03:32
Cùng với tái cơ ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh đang chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn nhằm cụ thể hóa mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn tỉnh nông thôn mới trước năm 2025.
a 6656 2208

 Hà Tĩnh sẽ tập trung vào phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, trong đó tạo sự đột phá trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng

Với lợi thế là tỉnh có 137 km bờ biển, Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng nguồn hải sản dồi dào và nhiều làng nghề chế biến hải sản nổi tiếng như: Cương Gián, Xuân Hội (Nghi Xuân), Thạch Kim (Lộc Hà), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), Kỳ Xuân, Kỳ Phú (Kỳ Anh), Kỳ Ninh, Kỳ Hà (TX Kỳ Anh)…. đây sẽ là những mũi đột phá của Hà Tĩnh trong phát triển công nghiệp chế biến.

Ông Trần Huy Oánh – Chánh Văn phòng NTM tỉnh cho biết, với lợi thế của tỉnh Hà Tĩnh, trong đề án xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn tỉnh NTM giai đoạn 2020-2025, Hà Tĩnh sẽ tập trung vào phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, trong đó tạo sự đột phá trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; phát triển công nghiệp chế biến; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Chủ nhiệm Hội chế biến thủy hải sản Kỳ Anh Lê Thị Khương cho biết:“Năm 2019, cùng với đăng ký tham gia Chương trình OCOP, Hội chế biến thủy hải sản Kỳ Anh cũng được thành lập và  thu hút được 8 HTX tham gia. Nhờ mạnh dạn đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất nên tổng sản lượng thủy hải sản năm 2019 đưa vào chế biến đạt 1.915 tấn, doanh thu đạt 63,5 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018, đã tạo nên chuổi giá trị hàng hóa, góp phần phát triển SX hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cũng theo bà Khương, ngoài việc các THX đầu tư mở rộng sản xuất, mở rộng được thị trường tiêu thụ thì điều quan trọng là giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động ngay chính tại mỗi làng quê. Và khi có việc làm, thu nhập ổn định thì tình hình an ninh trật tự, đời sống văn hóa tinh thần của người dân cũng sẽ được nâng lên.

Được biết, năm 2019, Hà Tĩnh có 32 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Cụ thể, nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ có 05 sản phẩm; nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thuỷ sản và thực phẩm 18 sản phẩm; nhóm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí 03 sản phẩm; nhóm sản phẩm khác: 06 sản phẩm.

a 6622 2209

Đây là những sản phẩm thực sự đặc sắc, tiêu biểu, có chất lượng cao tại các địa phương; có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Mặc dù các doanh nghiệp, HTX đã đầu tư, xây dựng được chất lượng sản phẩm đảm bảo, tuy nhiên việc phát triển, mở rộng sản xuất qui mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, cần “bàn tay” hỗ trợ của nhà nước. Theo ông Nguyễn Mạnh Tường – Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, nhiều hạn chế về nguồn lực. Vì vậy cần có thêm kinh phí đầu tư cho các dự án khuyến công, giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, qua đó tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển. 

a 6681 2210

 Công nhân vì tổ hợp tác làm ăn phát triển, thu nhập được tăng lên.

“Trong đề án xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM, đã đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển công nghiệp nông thôn như: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, cụm ngành nghề nông thôn, đặc biệt là hạ tầng về sản xuất (giao thông, điện, môi trường) để phát triển các ngành nghề có lợi thế. Lựa chọn một số làng nghề đã phát triển, có khả năng phát triển cao để ưu tiên đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa đầu tư; gắn phát triển làng nghề với cụm công nghiệp làng nghề. Nhân rộng mô hình xã hội hóa đầu tư các cụm công nghiệp làng nghề” – ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng NTM tỉnh cho hay.

Hy vọng, với những “chiến lược” bài bản trong phát triển công nghiệp nông thôn - một trong những nội dung “Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững” (tiêu chí số 3 – đề án tỉnh NTM) của Hà Tĩnh sẽ nhanh chóng được triển khai và đạt kết quả cao.

Theo Kiều Thanh/thoivietbao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm472
  • Hôm nay64,732
  • Tháng hiện tại769,845
  • Tổng lượt truy cập90,833,238
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây