Học tập đạo đức HCM

Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Thứ tư - 28/01/2015 21:43
Nói đi đôi với làm là nhu cầu bức thiết, đòi hỏi cấp ủy và tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở phải luôn chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo. Thực tiễn tại Đảng bộ TP Hà Nội đã chứng minh, nếu cấp ủy coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, linh hoạt trong xử lý việc mới, việc khó phát sinh với mục tiêu vì lợi ích của nhân dân, chắc chắn sẽ thu được "quả ngọt".

Tập trung, kiên quyết, dứt điểm và hiệu quả

Với một đảng bộ giàu truyền thống, luôn nỗ lực thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đảng bộ Hà Nội phải gương mẫu cho các đảng bộ khác…", việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy các cấp là nhiệm vụ hàng đầu. Đặc biệt, từ năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, phát triển thành phố trong tình hình mới, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng tiếp tục được đổi mới theo hướng mở rộng dân chủ, sát cơ sở, chỉ đạo tập trung, kiên quyết, dứt điểm, hiệu quả, thực hiện "nói đi đôi với làm". Sự đổi mới phương thức lãnh đạo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đã mang lại những thành quả to lớn và thật vui vì những câu chuyện về tinh thần thái độ kiên quyết, quyết liệt trong chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ngày càng được nhân lên. 
 
Cả hệ thống chính trị vào cuộc góp phần đưa Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc góp phần đưa Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.

Năm 2012, khi về kiểm tra việc xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ, Ban chỉ đạo của thành phố đã nghiêm túc phê bình cấp ủy, chính quyền huyện về tiến độ chậm và hơn hết là tâm lý ngại khó. Nhưng đến cuối năm 2014, thành phố ghi nhận Phúc Thọ là huyện trong tốp dẫn đầu về xây dựng nông thôn mới. Trong hai năm, chính "tinh thần tự ái cách mạng" như cách nói của Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Ngọ Duy Hiểu đã giúp cấp ủy huyện và cơ sở nhìn nhận nghiêm túc hạn chế, yếu kém, từ đó thay đổi phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng quyết liệt gắn với trách nhiệm tập thể, cá nhân cấp ủy. Sự đổi mới về tư duy, phương thức lãnh đạo không chỉ giúp Phúc Thọ khắc phục được khó khăn, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới mà còn giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng, đơn thư khiếu kiện kéo dài. 

Trong khi đó, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì nằm trong hành lang thoát lũ, không thể thực hiện đấu giá đất, khó huy động doanh nghiệp đóng góp nên việc xây dựng nông thôn mới khó khăn là cầm chắc. Thế nhưng, Yên Mỹ đã về đích sớm một năm so với kế hoạch. Phó Bí thư Đảng ủy xã Yên Mỹ Trần Quang Khánh đúc rút, nguyên nhân thành công là nhờ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy được đổi mới theo hướng "tập trung, kiên quyết, dứt điểm và hiệu quả", tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Hai câu chuyện trên là minh chứng rõ nhất về quyết tâm khắc phục khó khăn, góp phần đưa Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, với 100 xã, chiếm hơn 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới của cả nước. Khi đánh giá về thành tựu này, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nói: "Điều chúng tôi tâm đắc là các cấp ủy đã nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về việc thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Nếu chỉ nói với bà con nhân dân rằng, chúng tôi triển khai xây dựng nông thôn mới, ai có tiền thì đóng góp, chắc chắn sẽ không thu được kết quả. Nhưng những cán bộ, đảng viên, MTTQ và các đoàn thể đã gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục, giúp người dân hiểu và tích cực hưởng ứng đóng góp công sức, tiền của, đất đai mở rộng đường, xây dựng công trình... để phục vụ lợi ích của chính người dân. Đó chính là thành công của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và hệ thống chính trị cơ sở".

Sự đổi mới toàn diện

Nếu "tập trung, kiên quyết, dứt điểm và hiệu quả" là phương châm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong thời gian qua thì đi cùng với đó là việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị; là sự đổi mới công tác cán bộ; đổi mới nội dung hình thức sinh hoạt Đảng theo hướng sát thực tiễn, tập trung bàn và giải quyết các vấn đề đặt ra của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ở cấp thành phố, tinh thần đổi mới được thể hiện ở phong cách mới trong lãnh đạo, quản lý, điều hành - mấu chốt tạo sinh khí cho Hà Nội thực hiện và đạt nhiều kết quả nổi bật sau hơn 6 năm mở rộng địa giới hành chính. Ban Thường vụ Thành ủy đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy theo tinh thần "chủ động, sâu sát, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả". Trong toàn Đảng bộ đã hình thành phong cách làm việc mới. Đó là, lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, bức xúc nhất, liên quan trực tiếp đến người dân tập trung giải quyết trước như, kiên quyết xử lý các vụ vi phạm trật tự xây dựng; đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện trật tự văn minh, đô thị; tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ tầng đô thị...

Sự đổi mới còn được thể hiện ở việc đi đầu trong việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ chủ chốt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng. Tinh thần tự sửa, tự soi, tự khắc phục đã giúp cá nhân, tập thể cấp ủy từ thành phố đến cơ sở sốt sắng, trách nhiệm hơn với công việc. Vì thế, nhiều nhiệm vụ tồn tại từ nhiều năm đã được tập trung chỉ đạo khắc phục, đạt được những kết quả bước đầu, như: Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị; quản lý đất đai; cải cách hành chính; công tác quản lý, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ và khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang… 

Những đổi mới trong phương thức lãnh đạo, nhất là kết quả thực hiện Nghị quyết TƯ 4 đã góp phần quan trọng để Đảng bộ Thủ đô hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn. Từ năm 2011 đến nay, kinh tế Thủ đô liên tục phát triển, bình quân hằng năm GRDP tăng hơn 9,2%. Quy mô GRDP của thành phố so với năm 2010 gấp 1,5 lần; thu nhập bình quân đạt hơn 75 triệu đồng/người, gấp 1,7 lần. Mặc dù vẫn còn không ít hạn chế, khuyết điểm và những việc cần phải làm, nhưng chúng ta có thể tự hào: Thủ đô hôm nay đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc và diện mạo...
Bình Yên
Theo hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại815,651
  • Tổng lượt truy cập90,879,044
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây