Thời gian qua, song song với phòng chống dịch Covid 19, các sở, ngành địa phương đã dồn sức cao cho sản xuất nông nghiệp và phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi. Hiện nay, lúa xuân đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Các loại cây trồng cạn và các loại cây ăn quả đang sinh trưởng và phát triển tốt. Lĩnh vực chăn nuôi được các địa phương chú trọng, nhất là tập trung tái đàn, tăng đàn lợn, duy trì phát triển các mô hình chăn nuôi hươu, bò và quan tâm đến khai thác thủy hải sản và sản xuất lâm nghiệp, triển khai kế hoạch sản xuất vụ hè thu năm 2020.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nêu lên một số tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đối với sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; đồng thời bàn các giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay.
Hiện nay, song song với phòng chống dịch Covid 19, cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đang nới lỏng giãn cách xã hội, dồn sức thúc đẩy sản xuất trên các lĩnh vực với các giải pháp mạnh, kiên quyết, kiên trì. Theo đó, các cấp các ngành địa phương cần đổi mới sáng tạo, với cách làm bài bản, kỹ lưỡng, không vội vàng, để đạt kết quả cao nhất trong các lĩnh vực.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh : Kinh tế nông nghiệp là một trong 3 khu vực kinh tế trụ cột của tỉnh, tuy thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid 19 ít hơn so với các khu vực khác, nhưng phải đánh giá khách quan để có giải pháp toàn diện thúc đẩy sản xuất. Trong khó khăn mới thấy nông nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là đảm bảo an sinh xã hội.
Thời điểm này là cơ hội để đưa các nghị quyết trên lĩnh vực nông nghiệp đi vào cuộc sống, khẳng định trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với nông nghiệp, nông dân; đồng thời là cơ hội để thực hiện đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng tập trung, không để người dân bỏ ruộng. Quan tâm chăm sóc cây ăn quả, các loại cây ngắn ngày và rau màu theo hướng sạch, an toàn. Chú trọng sản xuất theo chuỗi liên kết, trong đó kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lúa gạo, chăn nuôi. Có giải pháp để thúc đẩy chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng nhưng phải bài bản, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn nhưng phải đảm bảo môi trường, chú ý an toàn phòng dịch. Duy trì và phát triển chăn nuôi bò, hươu, gia cầm và các cây con chủ lực của tỉnh.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Tài chính rà soát lại các chính sách đã ban hành, trong đó chú trọng các chính sách về giống, khoa học công nghệ, tiếp cận thị trường.
Hà Vân – Mạnh Thức/HTTV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025