Góp ý vào Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, một số đại biểu cho rằng: Việc đề cập tăng cường lực lượng tham gia an ninh trật tự ở cơ sở cần được tính toán kỹ lưỡng.
Các đại biểu cũng cho rằng nếu lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hưởng chế độ sẽ dẫn đến tình trạng không tương thích về chế độ, chính sách.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo này, Đại biểu Nguyễn Văn Sơn, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh cho rằng: Để luật được phù hợp với thực tiễn, tạo được sự đồng thuận cao của Nhân dân, cần tiến hành thí điểm lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại một số địa phương, để đánh giá hiệu quả, lấy ý kiến Nhân dân, tổ chức để đánh giá sự cần thiết hiệu quả, trước khi ban hành Luật.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn cũng cho rằng việc lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hoạt động theo mô hình quần chúng tự nguyện nhưng do ngân sách đảm bảo là chưa phù hợp. Cần phải cân nhắc về việc quy định chi trả chế độ bảo hiểm cứng trong luật. Đồng thời phân loại rõ các đối tượng được hưởng phụ cấp, bồi dưỡng chính sách, thực hiện đồng bộ hóa trong hệ thống chính trị./.
CTV Trần Nhung/HTTV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố