Học tập đạo đức HCM

Vượt lên mọi khó khăn, Hà Tĩnh dành thắng lợi vụ Xuân 2021

Chủ nhật - 23/05/2021 10:36
Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 70% diện tích lúa vụ xuân, năng suất bình quân đạt khoảng 58 tạ/ ha, cao hơn 2,36 tạ/ha so với vụ lúa xuân 2020, là mức năng suất cao nhất từ trước tới nay. Việc chấp hành thời vụ, quy trình sản xuất, cơ cấu giống hợp lý và hình thành những cánh đồng lớn được xem cho yếu tố quyết định năng suất của vụ này.

Thời điểm này, trên khắp các cánh đồng tại Hà Tĩnh, nông dân đang tập trung nhân lực thu hoạch nhanh gọn lúa vụ xuân.

Gia đình anh Nguyễn Trọng Định ở xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc đã thu hoạch xong toàn bộ 5 sào lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc triển khai. Để thu hoạch nhanh gọn nhất có thể, anh đã thuê máy gặt với mức 150.000 đồng/sào, không thuê mượn người gặt tay như trước đây vì mùa thu hoạch này rất đặc biệt, vừa chạy trời khi những cơn dông vẫn chực sẵn vừa khẩn trương trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Trước đó, anh đã chủ động gieo cấy đúng lịch thời vụ, sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao. Niềm vui ngày mùa của anh Định càng nhân lên khi năng suất lúa xuân 2021 đạt cao và giá cũng chạm đỉnh so với nhiều năm qua, quan trọng hơn là được doanh nghiệp liên kết sản xuất thu mua ngay tại chân ruộng.

can loc

Đây là vụ lúa cho năng suất cao nhất từ trước tới nay

Tại xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, vụ xuân 2021 gieo cấy 989 ha với cơ cấu chủ yếu là nếp và các giống lúa thuần. Thực hiện đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp, xã Kim Song Trường đã phá bỏ ô thửa nhỏ thành vùng sản xuất tập trung gần 40 ha, trong đó áp dụng máy cấy trên diện tích 15 ha. Việc đưa máy cấy vào sản xuất lúa trên cánh đồng lớn tại xã đã cho thấy hiệu quả khi năng suất cao hơn, cây lúa không bị đỗ ngã nhiều và giảm được các chi phí như thuốc trừ sâu, phân bón cũng như công lao động. Thông qua đó còn tạo nên sự liên kết giữa các công ty giống, các đơn vị cung cấp phân bón với người dân theo một chuỗi khép kín. Năm nay, lúa vụ Xuân ở  xã Kim Song Trường có năng suất cao nhất với hơn 60 tạ/ha, cao hơn năm 2020 là 0,5 tạ/ha.

Nói về hiệu quả của vụ lúa này, ông Bùi Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc  cho biết: Vụ xuân 2021, huyện Can Lộc gieo cấy 9.365 ha. Trước đó, thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2020 – 2025, Can Lộc có 916 ha được chuyển đổi từ phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn. Qua đó, khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, tăng thêm diện tích sản xuất, giảm thiểu ngày công chăm sóc, làm cỏ bờ. Sau khi hình thành cánh đồng lớn, huyện Can Lộc  đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất và thu hoạch, sản xuất đồng nhất một loại giống chất lượng. Những vùng sản xuất tập trung cho năng suất, sản lượng cao hơn 15%. Đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch được trên 70% diện tích. Năng suất bình quân ước khoảng 61,5 tạ/ha.

pct DANG NGOC SON KIEM TRA LUA TAI CAN LOC

Lãnh đạo tỉnh trực tiếp kiểm tra tình hình thu hoạch lúa xuân của bà con Hà Tĩnh

Còn tại huyện Đức Thọ, những ngày này, không khí thu hoạch lúa xuân cũng đang rộn ràng khắp các cánh đồng. Với năng suất ước đạt trên 65 tạ/ha, theo bà con nông dân thì đây là vụ lúa có năng suất cao nhất trong 10 năm qua. Như tại xã Lâm Trung Thủy, vụ xuân 2021 sản xuất trên 900 ha lúa, trong đó cơ cấu 4 loại giống chủ lực, gồm: P6, Bắc thơm số 7, Thái Xuyên 111 và nếp, là các loại giống truyền thống, qua nhiều năm sản xuất đưa lại hiệu quả cao. Năm nay, xã Lâm Trung Thủy triển khai 150 ha cánh đồng lớn, với chỉ một loại giống P6 và 10 ha mô hình sản xuất liên kết 4 nhà. Mặc dù đầu vụ xảy ra sâu hại, nhưng nhờ sự chủ động, sâu sát ruộng đồng nên bà con nông dân đã kịp thời phát hiện, xử lý và chăm sóc. Bên cạnh đó, với 90% giống lúa được cơ cấu giống lúa thuần cũng được xem là yếu tố quyết định đến thắng lợi vụ Xuân. Lúa được mùa, trong khi giá ở mức cao, dao động từ 6.700 - 7.000 đồng/kg đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.

“Vụ xuân 2021, huyện Đức Thọ gieo cấy 6.500 ha lúa, trong đó quy hoạch gần 1100 ha cánh đồng lớn sản xuất lúa thương phẩm và 75 ha cánh đồng lớn sản xuất lúa giống. Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, với tổng diện tích 59,71 ha tại các xã Yên Hồ, Quang Vĩnh, Bùi La Nhân. Đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Đức Thọ đã thu hoạch được khoảng 80% diện tích, năng suất ước đạt trên 65 tạ/ha, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước ngày 20/5, để tranh thủ thời vụ sản xuất hè thu”, ông Nguyễn Văn Đức - Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ chia sẽ thông tin.

Năm 2021, toàn tỉnh Hà Tĩnh gieo cấy hơn 59.000 ha lúa vụ Xuân. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, năng suất bình quân vụ lúa xuân 2021 của toàn tỉnh đạt khoảng 58 tạ/ha, cao hơn 2,36 tạ/ha so với vụ lúa xuân 2020 và phá vỡ mọi kỷ lục về năng suất trước đó. Các huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Đức Thọ và Thạch Hà tiếp tục là những huyện ở tốp đầu toàn tỉnh với năng suất bình quân từ 59 - 60 tạ/ha.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Vụ xuân 2021 đã hội tụ đầy đủ các yếu tố trong sản xuất để làm nên một vụ mùa thắng lợi. Thời vụ sản xuất đảm bảo ngay từ đầu, các địa phương chủ động phòng trừ và kiểm soát sâu bệnh, đặc biệt là bệnh đạo ôn, diện tích nhiễm và mức độ thiệt hại thấp nhất từ trước tới nay. Cùng với đó, việc tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: tăng tỷ lệ cơ cấu giống chất lượng (chiếm 40% diện tích toàn tỉnh), mở rộng hình thức sản xuất mới - phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, đưa máy cấy vào sản xuất và sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất lúa hữu cơ, tích tụ ruộng đất đã trở thành điểm mấu chốt tăng năng suất, giá trị sản xuất lúa gạo Hà Tĩnh”.

Vượt lên mọi khó khăn, bà con nông dân Hà Tĩnh lại chuẩn bị bước vào vụ sản xuất hè thu với nhiều động lực mới, để ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an toàn, an ninh lương thực cho xã hội./.

Theo Xuân Hồng - Nguyễn Hoàn/khuyennonghatinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập87
  • Hôm nay13,329
  • Tháng hiện tại164,453
  • Tổng lượt truy cập92,542,117
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây