Sau 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể, hạ tầng nông thôn đã có bước phát triển rõ rệt, nhất là về giao thông, thủy lợi và hệ thống điện…Thu nhập bình quân của nông dân đã tăng 1,5 lần, góp phần giảm hộ nghèo chung toàn tỉnh.
Trong 4 năm từ 2010-2014, toàn tỉnh thực hiện 311 dự án phát triển sản xuất và hạ tầng vùng sản xuất tập trung với tổng kinh phí trên 420,5 tỷ đồng; khối lượng thực hiện dự án phát triển sản xuất và hạ tầng vùng sản xuất tập trung toàn tỉnh đạt trên 258,6 tỷ đồng; triển khai thực hiện 906 công trình giao thông, thuỷ lợi với tổng kinh phí trên 592,7 tỷ đồng.
Năm 2014, Quảng Ninh cũng đã chính thức triển khai thực hiện chương trình “Quảng Ninh: Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Đến nay toàn tỉnh đã có 20 đơn vị với 65 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP.
Cùng với đó, người dân và doanh nghiệp còn chủ động tham gia đóng góp cho Chương trình xây dựng NTM. Trong 4 năm qua, người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn đã tham gia 90.556 ngày công, đóng góp 29,5 tỷ đồng và hiến 50.292m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn nông thôn.
Các tổ chức, xã hội, doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã đồng hành, đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho các địa phương xây dựng NTM… Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Quảng Ninh đã vươn lên là một trong 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc và dẫn đầu 15 tỉnh miền núi phía Bắc về xây dựng NTM. Đến 2015, toàn tỉnh sẽ có thêm 48 xã, 7 huyện, thị xã, thành phố về đích nông thôn mới. Hiện nay, các xã này đã đạt từ 8-14 tiêu chí, 19-27 chỉ tiêu.
Đặt mục tiêu ‘về đích’ nông thôn mới vào 2015, Quảng Ninh đang tiếp tục rà soát lại số xã đã đạt các tiêu chí xây dựng NTM và những xã đang chuẩn bị đạt để từ đó tiếp tục có hướng đi phù hợp; đẩy nhanh việc giải ngân vốn xây dựng NTM năm 2014; tích cực thay đổi phương thức đầu tư; quan tâm, nâng cao đời sống cho nhân dân; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; tháo gỡ, điều chỉnh những cơ chế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; nâng cao công tác chuyển đổi cơ cấu lao động và các địa phương cần chủ động xây dựng cơ chế riêng phù hợp với tình hình của địa phương trong việc khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh các phong trào thi đua; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn…
Hạ Nguyên(tổng hợp)
Theo vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã