Học tập đạo đức HCM

6 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (2011 - 2016) Đã thay đổi nhận thức người dân

Thứ bảy - 22/04/2017 10:18
Sau 6 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu của Chương trình không chỉ phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn mà quan trọng hơn là tính bền vững và phải đi vào chiều sâu, đề cao vai trò chủ thể của người dân, tạo hành vi ứng xử và trách nhiệm của người dân - Cục trưởng, Chánh văn phòng điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM NGUYỄN MINH TIẾN khẳng định.

Người dân thực sự là chủ thể

- Ông có thể cho biết những thành tựu cơ bản Chương trình xây dựng NTM đã đạt được qua 6 năm triển khai?

- Được phê duyệt từ năm 2010, đến năm 2011, Chương trình MTQG về xây dựng NTM được triển khai với cách tiếp cận các vấn đề đa chiều và tổng hợp, được triển khai tại  9.000 xã, nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, an ninh, môi trường... 

Đến thời điểm này, Chương trình đã đạt được mục tiêu Quốc hội đặt ra trong giai đoạn 1. Đã có nhiều huyện đạt chuẩn NTM - đây là bước phát triển về chất. Bởi khi xây dựng NTM, chúng ta lấy địa bàn cấp xã là chủ lực, tuy nhiên hầu hết địa phương tập trung vào những xã “khá” để đạt chỉ tiêu 20% xã đạt chuẩn NTM. Do vậy không phải huyện nào cũng triển khai được đồng thời ở các xã mà thông thường trên địa bàn một huyện chỉ triển khai được 1, 2 xã hoặc một tỉnh cũng chỉ triển khai được vài xã làm thí điểm.

Nếu nhìn vào các tiêu chí và nội dung cụ thể của chương trình có lẽ nổi bật nhất là cơ sở hạ tầng. Nhiều địa phương, sau 5 năm, cơ sở hạ tầng giao thông rất phát triển; trường học, trạm y tế, thủy lợi, hạ tầng thương mại cũng có những chuyển biến rõ nét. Như vậy chúng ta tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế và giảm bớt được chi phí, thời gian về vận chuyển hàng hóa như nông sản bán từ trang trại ra đến thị trường, thu nhập của người dân như vậy cũng được gia tăng.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả nổi bật, đo đếm được, cái được lớn nhất của Chương trình là đã từng bước thay đổi nhận thức, quan niệm của người dân. Trước đây, khi nói đến chương trình có sự đầu tư của Nhà nước thường chúng ta chỉ nghĩ đến thụ hưởng, người dân tham gia rất hạn chế. Đối với Chương trình  xây dựng NTM, người dân tham gia rất nhiệt tình và chủ động. Đây là thành quả nổi bật, là tiền đề quan trọng để thực hiện giai đoạn sau.

- Theo ông, đâu là nguyên nhân cốt lõi làm nên hiệu quả của Chương trình?

- Với Chương trình xây dựng NTM, nếu không có sự ủng hộ của người dân thì chắc chắn không thể triển khai hiệu quả. Đơn cử khi triển khai Chương trình trên diện rộng, rất nhiều công trình nhỏ lẻ, giải phóng mặt bằng nếu không có người ủng hộ thì không thể triển khai, giám sát được chất lượng. Điểm khác biệt căn bản của Chương trình xây dựng NTM với các chương trình đầu tư khác của Nhà nước là không đền bù giải tỏa khi mở rộng đường giao thông, xây dựng công trình công cộng. Thay vào đó, vận động người dân hiến đất. Qua đó thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người dân trực tiếp chủ động tham gia. Đây là bước chuyển biến về nhận thức. 

- Từ thực tiễn triển khai chương trình giai đoạn vừa qua, theo ông cần thêm những yếu tố gì để trong giai đoạn tới Chương trình đạt hiệu quả hơn?

 - Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn có một số vấn đề về Bộ tiêu chí Quốc gia. Bên cạnh những xã đạt chuẩn NTM, bắt đầu có sự phân hóa giữa các xã, do vậy, phải phát triển hài hòa hơn. Ngoài ra, còn có những hạng mục đầu tư chưa thực sự hiệu quả, lãng phí. Một số nơi chạy theo số lượng tiêu chí, xây dựng nhà văn hóa, công trình hoành tráng, ấn tượng nhưng hiệu quả sử dụng thấp, kéo theo nợ đọng. Có nơi vì nóng vội huy động quá sức dân, một số tiêu chí được công nhận đạt chuẩn nhưng chưa thực chất… Đó là những “biến tướng” của xây dựng NTM.

Về chính sách, vẫn còn nhiều điều phải chỉnh sửa, bổ sung. Nhưng vướng nhất là còn có nhiều quy định chưa tạo điều kiện để phát huy vai trò chủ thể của người dân. Cụ thể, Nhà nước cần có cơ chế đặc thù về tài chính, cho thí điểm cấp ngân sách đến các thôn, bản xây dựng NTM để phát huy vai trò của cộng đồng. Nhiều chuyên gia cho rằng, không cần hỗ trợ nhiều, chỉ cần hỗ trợ thôn, bản 1 quỹ để sửa chữa cơ sở hạ tầng như giao thông kênh mương nội đồng... vì hiện nhiều công trình về lý thì xã quản lý, nhưng thực tế là “của chung” không ai quản lý, xã cũng không thể có đủ cán bộ, biên chế để theo dõi và vận hành. Những gì ; người dân, cộng đồng làm tốt thì nên giao cho dân làm để họ tự chịu trách nhiệm; Nhà nước chỉ lo cơ chế quản lý, giám sát và hỗ trợ về nâng cao năng lực.


Xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM 
Ảnh: Trí Nhân

Tăng cường công tác tuyên truyền

- Năm 2017 và những năm tiếp theo, Chương trình sẽ tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nào, thưa ông?

Hiện cả nước có 2.235 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, chiếm khoảng 25%. Điểm mới của Chương trình là việc xuất hiện huyện NTM. Hiện cả nước có 29 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM.  Sau 5 năm, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng gấp 1,85 lần; hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,4%, ở những huyện nghèo giảm 2,5 - 3%. Những thành tựu này có phần đóng góp của Chương trình MTQG về xây dựng NTM.

- Trong giai đoạn 2016 - 2020, mục tiêu của Chương trình không chỉ phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn mà quan trọng hơn là tính bền vững và Chương trình phải đi vào chiều sâu, đề cao vai trò chủ thể của người dân, tạo hành vi ứng xử và trách nhiệm của người dân trong xây dựng NTM. Qua đó đặt nền móng cho việc người dân trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển nông thôn ở cấp xã, thôn bản. Xây dựng NTM không chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn gồm nhiều nội dung khác như vấn đề môi trường, an toàn thực phẩm, quản lý tài nguyên nước.

- Để tạo chuyển biến về nhận thức, tập quán của người dân không giản đơn, vậy Chương trình sẽ chú trọng giải pháp nào thưa ông?

- Theo tôi, giai đoạn 2 cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân ý thức được trách nhiệm và chuyển hóa ý thức đó thành hành động cụ thể. Để làm được việc này, vai trò truyền thông, tuyên truyền rất quan trọng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, truyền thông tuyên truyền chỉ được coi là một giải pháp nhưng đến giai đoạn 2016 - 2020 thì đó là 1 trong 11 nội dung của Chương trình, là nhiệm vụ bắt buộc phải triển khai chứ không chỉ thuần túy là giải pháp.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Nguyễn Quang - Cao Linh/daibieunhandan.vn
 
 Tags: chương trình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay31,996
  • Tháng hiện tại690,065
  • Tổng lượt truy cập90,753,458
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây