Học tập đạo đức HCM

Ba Tơ đột phá bằng nông nghiệp

Thứ ba - 03/03/2015 10:34
Không chỉ anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Ba Tơ hiện là địa phương đang dẫn đầu về phát triển kinh tế trong các huyện miền núi, hải đảo của tỉnh Quảng Ngãi.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945-11.3.2015), phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Hàn Phong (ảnh nhỏ) - Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ về sự thay đổi của địa phương.

 


Một góc trung tâm huyện Ba Tơ.    C.X
Theo ông Lê Hàn Phong, cũng như các huyện miền núi khác trong tỉnh, hơn 2/3 dân số của Ba Tơ là đồng bào thiểu số người H're nên trình độ dân trí, nhận thức của người dân còn khá thấp. Bên cạnh đó sự tồn tại của nhiều hủ tục, tập quán và hình thức canh tác, sản xuất xuất lạc hậu, dựa vào tự nhiên... dẫn đến một thời gian khá dài trước đó, cuộc sống người dân nơi đây vô cùng cực khổ. Tuy nhiên được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư từ các cấp ngành trung ương và tỉnh; sự mạnh dạn và quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc triển khai thí điểm và đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình cây con mới... vào áp dụng, những năm gần đây đã dần dần tạo nên sự chuyển biến, thu nhập của các hộ gia đình ngày được cải thiện, nâng cao.

Dường như Ba Tơ đã chọn nông nghiệp là bước đột phá đầu tiên để cải thiện cuộc sống người dân?

- Đúng vậy, kinh tế chủ yếu của huyện là nông nghiệp, cho nên đây phải là lĩnh vực được chúng tôi quan tâm nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, cùng với hoàn tất việc thực hiện chủ trương chuyển đổi gieo sạ cây lúa từ 3 vụ/năm, sang 2 vụ/năm, nhiều giống lúa mới được huyện đưa vào để thay thế các giống cũ; cơ giới hóa trong sản xuất được tăng cường... Nhờ vậy năng suất lúa của Ba Tơ hiện cao nhất trong các huyện miền núi của tỉnh. Trong đó, riêng năm 2014 đạt gần 45,5 tạ/ha/vụ, tăng hơn 16,5 tạ/ha/vụ so với năm 2000. Chúng tôi đã đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện.

Đối với cây mía, huyện đã phối hợp với Nhà máy Đường Phổ Phong (Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi) áp dụng giải pháp khoa học công nghệ trên vùng đất gò, đồi (sử dụng máy móc, phân bón...) nhờ vậy đã hạn chế tối đa tình trạng xói mòn, tăng hiệu quả kinh tế, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, sản lượng. Từ chỗ năng suất chỉ trên dưới 47 tấn/ha và chữ đường 7-8 CCS thì nay đã lên gần 70 tấn/ha, với chữ đường đạt từ 10-11 CCS, diện tích hiện trên 1.000ha, gấp đôi so với 10 năm trước.

Về chăn nuôi, thay vì thả rông trâu bò như trước, người dân đã biết làm chuồng để nhốt, trồng cỏ lấy thức ăn và nhờ phát triển theo hướng lai sind để tăng trọng lượng, nâng cao chất lượng thịt. Ước tính đến cuối năm 2014, tổng đàn gia súc của huyện là 63.140 con, tăng gần 1/3 so với trước...

Một thế mạnh khác của Ba Tơ là kinh tế rừng, hiện lĩnh vực này được định hướng phát triển thế nào?

- Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nên ý thức của người dân Ba Tơ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chuyển biến tốt hơn. Phong trào trồng rừng nguyên liệu (keo, bạch đàn) phát triển mạnh, với diện tích trồng và khai thác hàng năm khoảng 4.000ha, phục vụ cho 2 nhà máy nguyên liệu trên địa bàn huyện, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân, góp phần tăng thu nhập và làm giàu cho hàng ngàn gia đình. Tỷ lệ độ che phủ đất rừng năm 2014 đạt 70%, tăng từ 10-30% so với khoảng 10 năm trước đó. Đây là lĩnh vực kinh tế huyện xác định là ưu tiên phát triển để giúp nông dân thoát nghèo.

Được biết, Ba Tơ cũng là huyện được đánh giá cao về việc xây dựng nông thôn mới…

- Dù gặp nhiều khó khăn, thế nhưng sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Ba Tơ cũng đạt một số kết quả. Trong đó, 1 xã đạt nằm trong nhóm 3 (đạt 10 -14 tiêu chí); 2 xã thuộc nhóm 4 (đạt 5-9 tiêu chí)... So với từ khi bắt đầu triển khai chương trình, tăng 1 xã từ nhóm 5 lên nhóm 3, tăng 2 xã từ nhóm 5 lên nhóm 4...

Xin cảm ơn ông!

Theo ông Lê Hàn Phong, năm 2015, Ba Tơ phấn đấu tăng tổng giá trị sản xuất kinh tế từ 10-11%. Trong đó: Nông-lâm-thủy sản tăng từ 6-7%; công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng từ 16-17%; thương mại-dịch vụ tăng 17-18%... Thu nhập bình quân đạt 26 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5-7%. 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập207
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm206
  • Hôm nay33,055
  • Tháng hiện tại939,157
  • Tổng lượt truy cập91,002,550
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây