Học tập đạo đức HCM

Bài học 'kéo' người dân làm vào nông thôn mới

Thứ hai - 21/03/2016 20:57
Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) có xuất phát điểm thấp, trên 50% người dân là đồng bào dân tộc, 4/11 xã thuộc vùng 135, trên 80% dân số lao động nông nghiệp... Do vậy, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn là việc không dễ.
Làm thế nào để có những con đường mới, những công trình thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu phát triển? Câu trả lời, đó là chỉ có huy động nguồn lực xã hội hoá, huy động nhân dân cùng đồng thuận để hiện thực hoá các ý tưởng phát triển. Một lần nữa, vai trò của người đứng đầu, của các đảng viên đã được phát huy. Công tác vận động, tuyên truyền được triển khai tích cực. Trực tiếp lãnh đạo huyện đã xuống xã, xã lại xuống thôn, bản và đến với các hộ dân để nêu rõ quan điểm, lợi ích người thụ hưởng khi triển khai công trình mục tiêu. Cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong, đi đầu, làm gương cho quần chúng. Song song với đó là huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, các DN, đoàn thể, nhân dân trên địa bàn. Kết quả, hàng loạt công trình, dự án trên địa bàn đã được thực hiện phần lớn từ nguồn xã hội hoá. Điển hình như thực hiện Dự án đường nội thị khu vực xã Tiên Lãng; Dự án đường Điền Xá - Yên Than; Dự án đường Khe Và - Pạc Sủi… Trung tuần tháng 11/2015, huyện Tiên Yên đã tiến hành khởi công làm tuyến đường bê tông liên xã có tên Đại Phong, nối liền hai xã Đại Dực và Phong Dụ. Tuyến đường có chiều dài 11km, bề rộng 3,5m. Tuyến đường đi qua địa phận hai thôn Khe Vân và Khe Mạ (xã Phong Dụ) và thôn Khe Quang (xã Đại Dực), nối Quốc lộ 18C với các xã Đại Dực, Đại Thành và Phong Dụ của huyện Tiên Yên. Tổng kinh phí thi công tuyến đường ước khoảng 15,5 tỷ đồng. Trong đó, huyện Tiên Yên vận động nhân dân đóng góp 2,8 tỷ đồng từ việc hiến đất. Đoàn Thanh niên huyện Tiên Yên là lực lượng chủ chốt, phối hợp với các lực lượng thanh niên tình nguyện và bà con nhân dân các xã Đại Dực, Phong Dụ đảm nhận thi công. Theo dự toán, tổng mức đầu tư của tuyến đường Đại Phong là 15,5 tỷ đồng, nhưng với sự chung tay góp sức của nhân dân, tự nguyện hiến đất làm đường, kinh phí đã rút đi được gần 3 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất trong số các công trình được thực hiện bằng nguồn lực xã hội hoá đó là công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng hồ chứa nước Khe Cát. Đây là công trình được Bộ NN-PTNT quyết định đầu tư từ năm 2009. Tuy nhiên, do chưa bố trí được vốn, nên gần 6 năm đã không triển khai được. Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đề nghị được đầu tư xây dựng. Để triển khai dự án, cần phải giải phóng mặt bằng 65ha, ảnh hưởng đến 54 hộ dân và 3 tổ chức. Trước nhu cầu cấp thiết, trong thời gian ngắn, huyện đã vận động được các hộ dân đồng tình, ủng hộ, dỡ nhà, hiến đất thực hiện dự án. Đặc biệt có 13 hộ không nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đã tình nguyện hiến gần 50ha đất SX để bố trí tái định cư cho các hộ dân trong diện phải giải toả. Cán bộ, công chức tại huyện cũng đã tình nguyện ủng hộ 3 ngày lương để hỗ trợ người dân dựng lại nhà, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Từ những cách làm mới như vậy, sức lan toả của các công trình, phần việc bằng nguồn lực xã hội hoá tại Tiên Yên rất mạnh mẽ. Nhiều thôn xóm có đường mới rộng rãi, nhiều công trình dân sinh được hoàn thành. Theo ông Trương Công Ngàn, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên: Việc huy động nguồn lực xã hội hoá để triển khai các công trình hạ tầng đã trở thành phong trào lan toả toàn huyện. Không chỉ làm đường cho thôn mình, các thôn còn sang giúp nhau bê tông hoá đường thôn bạn. Cán bộ, viên chức xã, thôn vào các ngày nghỉ cũng chung tay thực hiện các công trình cùng người dân. Không chỉ các công trình ở xã, thôn, cách huy động nguồn lực xã hội hoá tại Tiên Yên còn khiến tổng mức đầu tư tại các công trình trọng điểm của huyện đều giảm so với dự toán ban đầu. Cụ thể như: Dự án cải tạo, nâng cấp 3 tuyến đường thị trấn Tiên Yên có tổng dự toán ban đầu là 174 tỷ đồng. Đến nay, sau khi hoàn thành 2 tuyến, quyết toán mới có gần 25 tỷ đồng, tuyến còn lại đi qua phố Long Thành đang triển khai dự toán chưa đầy 2 tỷ đồng; Đường Quế Sơn, xã Đông Ngũ dự toán ban đầu hơn 10 tỷ đồng, nay đã hoàn thành chỉ hết 5 tỷ đồng... Như vậy, 3 tuyến đường thị trấn Tiên Yên sau khi huy động xã hội hoá đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 140 tỷ đồng.
 
Nguồn: NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay81,823
  • Tháng hiện tại786,936
  • Tổng lượt truy cập90,850,329
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây