Mô hình trồng ca cao xen vườn dừa tăng thu nhập cho nông hộ ở Châu Bình |
Dân đồng thuận
Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, các công trình từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thành đều được công khai rõ ràng, minh bạch nên được quần chúng đồng tình ủng hộ cao. Anh Đào Minh Huệ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Châu Bình cho biết kinh nghiệm vận động nhân dân xây dựng NTM: “Lúc họp tổ để lấy ý kiến của nhân dân, chúng tôi tập trung giải thích tiện ích của việc làm đường nông thôn như tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt, lúc bệnh đau cũng dễ bề đi lại. Trong suốt quá trình xây dựng, từ lúc mua vật tư cho đến thi công hay hoàn thành công trình đều có sự tham gia giám sát của bà con”.
Ông Võ Lâm Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Xây dựng giao thông nông thôn là khâu quan trọng để thay đổi diện mạo nông thôn. Đường cấp A, cấp B nhân dân đóng góp 30% – 40%, đường cấp C (mặt đường bê – tông rộng 2m) nhân dân đóng góp 100%.
Theo đó, phong trào xây dựng giao thông nông thôn ở Châu Bình có hơn 1.000 hộ hưởng ứng bằng cách hiến đất, cây cối, hoa màu… tổng trị giá 6,7 tỉ đồng và tiền mặt gần 1 tỉ đồng. Chỉ riêng từ đầu năm 2013 đến nay, Châu Bình đã vận động trong và ngoài xã gần 50 tỉ đồng.
Trong đó, vốn tiếp nhận chương trình mục tiêu, dự án năm 2013 gần 37 tỉ đồng, và từ nguồn vốn này, xã xây dựng: Trụ sở UBND xã, một phòng học Mẫu giáo, Trạm y tế xã, giao thông nông thôn, nạo vét 15 tuyến kênh nội đồng, nhân rộng mô hình tổ hợp tác sản xuất dừa… Bên cạnh đó, Châu Bình được các cấp, các ngành, các tổ chức, các Mạnh Thường Quân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ gần 3,2 tỉ đồng để xây dựng: Nhà văn hóa ấp, xây 22 căn nhà tình thương…
Đường giao thông nông thôn ở Châu Bình ngày càng khang trang
Xóm ấp đổi mới
Xác định phát triển kinh tế nông hộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Châu Bình, địa phương đã tập trung hỗ trợ nông dân gia tăng thu nhập ngay trên mảnh đất quê hương bằng nhiều mô hình liên kết sản xuất.
Châu Bình đã thành lập 29 tổ hợp tác kinh tế và tiếp tục thực hiện có hiệu quả các các mô hình sản xuất: tổ nuôi bồ câu sinh sản, tổ sản xuất bưởi da xanh, trồng ca cao, tổ may gia công hàng xuất khẩu…
Chị Huỳnh Thị Ngọc Diễm ở ấp Bình Xuân cho biết: “Từ đầu năm 2012 đến nay, xã đã thành lập Tổ liên kết may gia công hàng xuất khẩu. Hơn 60 hộ trong xã tham gia Tổ này, lãnh nguyên liệu về nhà may. Vừa may đồ vừa quản lý việc nhà nên nhiều chị em đăng ký tham gia.
Công đoạn may rất đơn giản, đến khi thành thạo có thể ráp gần 60 cái áo/ngày, thu về khoảng 150 ngàn đồng. Tôi hy vọng, nguồn hàng may xuất khẩu này ổn định để góp phần giảm nghèo”. Cũng từ đó, Châu Bình giữ vững tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 90%.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Văn Hội, Bí thư Đảng ủy xã Châu Bình phấn khởi: “Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,5 triệu đồng/người/ năm (chung của toàn tỉnh là 23,7 triệu đồng/người/ năm), giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 6,88%; có 2/4 trường học đạt chuẩn quốc gia, số dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 69,1%; có 7/9 trụ sở Nhà Văn hóa, trị giá mỗi trụ sở từ 150 triệu đến 300 triệu đồng”.
Đến nay, sau 3 năm xây dựng NTM Châu Bình đã hoàn thành 16/19 tiêu chí. Các tiêu chí là môi trường, giao thông và hệ thống chính trị đã đạt từ 50 – 80%, và đây sẽ là xã đầu tiên về đích “Nông thôn mới” ở Bến Tre.
Bạch Tuyết
Theo baovanhoan.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã