Học tập đạo đức HCM

Cháy bỏng ước mơ thoát nghèo

Thứ tư - 03/09/2014 23:25
Khó khăn chồng chất nhưng khi làm với nỗ lực bền bỉ thì bao giờ cũng xuất hiện cách làm hay, hiệu quả.

Nhận định trên được ông Nguyễn Hoàng Anh (ảnh), Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Cao Bằng, bày tỏ trong cuộc trao đổi với PV Báo NNVN về tình hình xây dựng NTM ở tỉnh vùng cao này.

12-16-06_img_9329

Bộn bề khó khăn

Thưa ông, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả gì?

Cái được lớn nhất của chúng tôi là nhận thức của nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng cao rõ rệt. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nỗ lực, chung sức tạo nên một khí thế sôi nổi, huy động mọi nguồn lực thực hiện với những giải pháp, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn.

Công tác tuyên truyền vận động được chú trọng, sức lan tỏa đến tận cơ sở, được người dân đồng tình hưởng ứng. 11/13 huyện, thành phố phát động phong trào “Chung sức xây dựng NTM”, thu hút sự tham gia của các cấp, ngành.

Trong 3 năm thực hiện Chương trình, ngoài số vốn của ngân sách nhà nước, các DN Trung ương, địa phương, tổ chức, cá nhân đã đóng góp trên 44 tỷ đồng, hơn 284 nghìn m2 đất, trên 510 nghìn ngày công lao động xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở nông thôn.

Đến nay, toàn tỉnh bê tông hóa gần 250 km đường giao thông thôn xóm; cải tạo nâng cấp, nhựa hóa 530 km tuyến đường xã. Hiện, 172/177 xã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt trên 78%. Mạng lưới chợ nông thôn được nâng cấp, xây mới phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa và phục vụ đời sống nhân dân.

Tính đến tháng 6/2014, tỉnh có có 57 trường đạt chuẩn quốc gia; duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT, bổ túc, học nghề đạt 75%. 100% xã có trạm y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.

Các thiết chế văn hóa, bưu điện văn hóa xã được quan tâm đầu tư, nâng cấp, tạo điều kiện cho người dân nông thôn sinh hoạt, trau dồi kiến thức. Thu nhập bình quân đầu người tăng theo từng năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5,6%/năm, cho đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo còn 29,7%.

Có thể nói, Chương trình xây dựng NTM đã làm bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi thay đáng khích lệ, đời sống người dân không ngừng được nâng cao.

Từ những kết quả như ông vừa thông báo, có vẻ như việc thực hiện Chương trình NTM tại Cao Bằng đang rất suôn sẻ?

Không, chưa bao giờ suôn sẻ cả! Mang đặc trưng của tỉnh biên giới vùng cao nên một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp, đặc biệt là người dân hiểu biết về Chương trình xây dựng NTM còn hạn chế, bất cập, thụ động, trông chờ ỷ nại vào hỗ trợ của Nhà nước, chưa tích cực chủ động phát huy nội lực, vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng dân cư.

Là tỉnh nghèo, mức thu ngân sách hằng năm đạt gần 1.000 tỷ đồng nhưng nhu cầu chi ngân sách xấp xỉ 7.000 tỷ đồng. Vì vậy, cho đến nay, Cao Bằng vẫn chưa thể dùng ngân sách địa phương hỗ trợ cho Chương trình xây dựng NTM.

"Tựu chung, chìa khóa để thực hiện thành công công cuộc xây dựng NTM chính là nhân dân. Đồng bào các dân tộc trên mảnh đất chiến khu Cao Bằng vẫn đậm đà truyền thống cách mạng và cũng cháy bỏng mơ ước thoát nghèo", ông Nguyễn Hoàng Anh.

Cụ thể hơn, cho đến nay, Cao Bằng vẫn còn 24/177 xã chưa lập xong quy hoạch, 97/177 xã chưa lập được đề án xây dựng NTM. Thực tế trên xuất phát từ địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đất canh tác rải rác, khó quy hoạch dân cư tập trung, khó bố trí khu trung tâm xã để xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, nhất là việc lấy đất đủ diện tích cho các công trình đạt tiêu chí NTM. Việc phân vùng SX và quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng như: điện, nước sinh hoạt, giao thông… còn dàn trải.

Trong 19 tiêu chí NTM, qua khảo sát sơ bộ 177 xã trên địa bàn tỉnh, chưa có xã nào đạt 15 tiêu chí; 11 xã đạt chuẩn từ 10-14 tiêu chí; 66 xã đạt chuẩn từ 5-9 tiêu chí, 100 xã đạt từ 1-4 tiêu chí, chủ yếu là những tiêu chí có từ trước như: an ninh trật tự, hệ thống chính trị xã hội. Đặc biệt, chưa có xã nào đạt tiêu chí số 5 về trường học và cơ sở vật chất văn hóa.

Không lùi bước

Với ngổn ngang những trở ngại như vậy thì Cao Bằng có cách nào vượt khó, thưa ông?

Thấy khó mà chùn bước, nhụt chí thì nguy hại lắm. Quan điểm của chúng tôi là không chạy theo thành tích, làm đến đâu chắc đến đó.

Xuất phát điểm của địa phương vốn đã thấp thì có thể phải chấp nhận về muộn, về sau nhưng quan trọng là phải nỗ lực thực hiện với phương châm thực hiện bằng đúng, bằng được.

Thực tiễn quá trình thực hiện, tại nhiều địa phương của tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện những nhân tố điển hình, những cách làm sáng tạo. Có thể nói là, cái khó ló cái khôn.

Trong giai đoạn 2014-2015, tỉnh Cao Bằng phấn đấu 4 xã điểm của tỉnh, mỗi xã tăng thêm 5 tiêu chí trở lên (bình quân đạt 16 tiêu chí/xã vào năm 2014), đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí; tăng từ 3 tiêu chí trở lên đối với 10 xã điểm của huyện. 66 xã đạt từ 5-9 tiêu chí phấn đấu tăng từ 2 tiêu chí trở lên/năm. 100 xã khó khăn đạt từ 1-4 tiêu chí, mỗi xã phấn đấu tăng thêm 1 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 2 tiêu chí.

Để thực hiện đạt mục tiêu trên, tỉnh sẽ đặc biệt quan tâm đến việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư vào nông thôn; lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội đối với Chương trình. Cao Bằng cũng chú trọng việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc tại cơ sở…

Dù khó khăn nhưng lộ trình đã rõ, cách làm đã tỏ, chúng tôi có niềm tin sắt đá rằng đồng bào và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ phát huy truyền thống cách mạng để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng NTM.

Xin cám ơn ông!
                                                                                                                                 ĐỒNG VĂN THƯỞNG
                                                                                                                             Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay54,104
  • Tháng hiện tại759,217
  • Tổng lượt truy cập90,822,610
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây