Hạn hán trên diện rộng sẽ là nguy cơ đe dọa SX nông nghiệp ở Hà Tĩnh. Ảnh minh họa
Để chủ động đảm bảo nước tưới cho sản xuất vụ Hè thu, ngành NN-PTNT căn cứ vào điều kiện thời tiết và nguồn nước hiện có tại các hồ, đập, sông, suối để đưa ra các phương án cụ thể. Trong đó, phương án không có mưa tiểu mãn diện tích tưới sẽ là 40.700 ha và có mưa tiểu mãn thì 41.200 ha. Ngoài nguồn nước tự chạy thì các khối doanh nghiệp và các địa phương sẽ chủ động nước và chống hạn cho cả hai phương án hơn 21000 ha lúa với dự kiến điện năng tiêu thụ hơn 7,9 triệu Kw. Ngoài ra, sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất với 512.500 m3 đất đào, đắp; 595 m3 đá xây, lát các loại; 360 m3 bê tông các loại.
Chống hạn hiệu quả đòi hỏi các đơn vị và các địa phương phải xây dựng biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo nguồn nước tưới hợp lý. Ông Nguyễn Hồng Quang – Giám đốc Công ty TNHH 1 thành viên thủy lợi Can Lộc cho biết: Hiện công ty đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền đắp bờ giữ nước tại các chân ruộng và tạo ra phong trào tiết kiệm nước trong sản xuất. Mặt khác, công ty chuẩn bị các phương tiện máy bơm cơ động, máy bơm điện từ 320 – 700 m3/h, đồng thời tập trung sửa chữa toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi, các tuyến kênh mương bị xuống cấp, hư hỏng…Riêng nguồn nước ở các triền sông sẽ ưu tiên tưới cho sản xuất vụ Đông Xuân còn nước trong hồ, đập công ty giành chống hạn cho sản xuất vụ Hè Thu.
Đối với Công ty quản lý khai thác CT thuỷ lợi Sông Rác ( Kỳ Anh) vận hành, điều tiết nguồn nước các hồ chứa hợp lý, tiết kiệm để trường hợp hạn hán xẩy ra gay gắt thì xả xuống trục tiêu kênh nội đồng để nhân dân bơm tát nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Khi nguồn nước sông Quèn ( Cẩm Xuyên) xuống thấp các địa phương phối hợp với Công ty TN sông Rác để xả nước từ hồ sông Rác tạo nguồn cho sông Quèn để các tạm bơm của xã Cẩm Hà, Cẩm Lộc, Cẩm Trung...bơm nước chống hạn. Trong trường hợp sông Già ( Thạch Hà) không đủ nước cho các trạm bơm hoạt động, huyện cần phối hợp với Công ty KTCTTL Can Lộc để cân đối nguồn nước từ hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu đổ xuống Cầu Già tạo nguồn cho các trạm bơm thuộc các xã Thạch Liên, Thạch Kênh...Trường hợp phải đóng cống Trung Lương dài ngày và sông Nghèn không đủ nước cho các trạm bơm thì lập phương án chuyển nước từ trạm bơm Linh cảm đổ xuống cống Cầu Tối, cống Ba Nái để tạo nguồn cho bơm điện. Đối với huyện Đức Thọ và Thị xã Hồng Lĩnh khi xẩy ra hạn hạn , mặn xâm nhập cao, các công Trung Lương, Đức Xá phải đóng kín; nguồn nước trong hệ thống sông Nghèn xuống thấp thì lập phương án chuyển nước từ trạm bơm Linh Cảm qua các cống trên kênh chính Linh Cảm đổ xuống sông kênh Chợ Giấy, chợ Vi ra sông Nghèn và kênh 19/5 để tạo nguồn chống hạn..
Ông Trần Quốc Hùng – Phó giám đốc Sở NN-PTNT cho rằng để sản xuất vụ hè thu thắng lợi thì cần phải chuẩn bị tốt mọi phương án để chống hạn. Vì vậy, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi cần đẩy nhanh tiến độ tu bổ, sửa chữa công trình thuỷ lợi, tập trung nạo vét các kênh mương tưới, tiêu, kênh nội đồng đảm bảo khơi thông dòng chảy. Có kế hoạch đắp bờ giữ nước tại chân ruộng, hoành triệt các mục tiêu, kênh dẫn, khe lạch, lợi dụng nước mưa, nước hồi quy để bà con bơm tát chống hạn, đồng thời có phương án tháo dỡ khi lũ về. Lập phương án chống hạn cụ thể, chi tiết và khả thi cho từng vùng. Bảo dưỡng, tu sửa các máy móc thiết bị cơ điện, máy bơm sẵn sàng bơm nước từ hồ đập, sông suối để chống hạn.
Hữu Trung
Báo Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã