Ông Tăng Minh Lộc cũng cho biết 5 đặc trưng cơ bản của nông thôn mới Việt Nam này được thể hiện rất cụ thể bằng 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Để đạt được các tiêu chí này, Chính phủ cũng đã đề ra 11 nội dung lớn phải làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, trước nhất là phải làm tốt công tác quy hoạch, quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải là khởi đầu cho tất cả các việc làm sau này để nông thôn Việt Nam phát triển có trật tự, tiết kiệm các nguồn lực và đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững. Thứ hai là phải phát triển hệ thống hạ tầng, đặc biệt là những hạ tầng cơ bản như hệ thống điện lưới, đường giao thông, trường học, trạm xá, hệ thống cung cấp nước sạch, nhà ở của người dân…. Nghĩa là hệ thống hạ tầng được quy chuẩn và hướng đến việc xây dựng hạ tầng bền vững hơn, theo quy hoạch và quản lý, bảo dưỡng để người dân sử dụng lâu dài.
Cũng theo ông Tăng Minh Lộc, còn có một nội dung khác nữa là nông thôn mới phải phát triển các hình thức sản xuất để tăng thu nhập. Theo đó, cùng với phát triển sản xuất, nông thôn mới Việt Nam phải có những hình thức hiệu quả nhất để tập hợp được người dân và tổ chức hợp tác họ lại, liên kết với các doanh nghiệp để ứng dụng khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp, hướng tới sản xuất hàng hoá theo nhu cầu thị trường. Theo các tiêu chí này nông thôn mới Việt Nam khác so với nông thôn cũ và cách xây dựng nông thôn mới lần này cũng khác so với trước.
Ông Tăng Minh Lộc nhấn mạnh: "Trong xây dựng nông thôn mới lần này, chúng ta lấy xã làm điểm thực hiện. Chúng ta lấy xã vì xã là một cấp hành chính, có đủ bộ máy để thực hiện được những nhiệm vụ nông thôn mới đề ra.Tất cả những gì liên quan đến hạ tầng đều được quy chuẩn, để đảm bảo là khi xây dựng nông thôn mới theo chuẩn ấy, theo quy hoạch ấy mới đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài. Và cái chuẩn này phải được các bộ, ngành liên quan quy định, ban hành và có văn bản hướng dẫn. Và điều thứ ba rất quan trọng là chúng ta xây dựng nông thôn mới lấy chủ thể là người dân nông thôn, lấy nội lực cộng đồng làm chính để xây dựng nông thôn. Tức là mọi hoạt động của chúng ta đều hướng tới người nông dân nông thôn nhưng chính họ cũng là người đứng ra trước để mà xây dựng kế hoạch, tự tổ chức thực hiện và được hưởng thụ kế hoạch đó."
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố