Học tập đạo đức HCM

Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường

Thứ ba - 18/12/2012 05:02
Đây là mô hình do Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực (C&D) triển khai tại hai xã Kim Chung và Hải Bối (huyện Đông Anh, Hà Nội) 3 năm nay và đang mang lại hiệu quả thiết thực.

 

Dân đồng lòng

Nằm cạnh Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài, 2 xã Hải Bối và Kim Chung có số dân nhập cư rất đông, kéo theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường mà người dân nơi này đang phải gánh chịu. Vì vậy, khi được Dự án Môi trường và Cộng đồng lựa chọn để triển khai đầu tư, từ các cấp chính quyền, đoàn thể, đến người dân đều đồng tình và tích cực tham gia lập các nhóm công tác cộng đồng để phối hợp thực hiện giữ gìn và cải tạo cảnh quan môi trường.

Người dân xã Kim Chung đã có ý thức bỏ rác vào thùng và xe rác.

Tại xã Kim Chung, các thôn đã tổ chức các cuộc họp bàn với sự tham gia của người dân để xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nổi cộm như rác, nước thải, cống thoát nước… Còn các thôn xóm của Hải Bối cũng tổ chức các cuộc họp và xác định được các điểm nóng gây ô nhiễm trên địa bàn là những các bãi rác tự phát, khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tại các chợ đầu mối, khu vực chân cầu Thăng Long… cần sớm được khắc phục.

Cùng với đó, các giải pháp xử lý như vận động người dân nâng cao ý thức, tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường và đóng góp kinh phí đã được bàn bạc (với sự đóng góp của 3 bên là dự án 50%, xã 20% và người dân đóng góp 30%). Tất cả đều được người dân trong xã đồng tình ủng hộ.

Bà Vũ Thị Loan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hải Bối cho biết: “Đây là một mô hình hết sức mới lạ, khác hẳn với quy trình xã từng làm trước đó. Nếu trước kia khi thi công một công trình công cộng thì phải chờ chủ trương từ huyện, xã, sau đó người dân mới thực hiện. Nhưng nay người dân có thể hoàn toàn chủ động. Họ vừa tham gia đóng góp kinh phí, vừa đóng góp công sức, đồng thời được chủ động trong việc giám sát thi công, thu dọn, làm sạch môi trường cộng đồng…”.

Xóm thôn sạch, đẹp

Với sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân 2 xã trên, một kế hoạch chi tiết đã được các nhóm cộng đồng đưa ra để xử lý vấn đề ô nhiễm và rác thải trên địa bàn như: Động viên người dân các thôn của xã ra quân tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh; trang bị các dụng cụ vệ sinh cuốc, xẻng, chổi; thùng chứa rác, cùng xe thu gom rác; quét vôi, đánh số toàn bộ số cây lâu năm trên địa bàn; tổ chức thi viết về môi trường cho mọi người dân tham gia.

Qua những việc làm trên, ý thức gìn giữ và cải tạo môi trường của nhân dân 2 xã Kim Chung, Hải Bối đã có những chuyển biến tích cực. Bà con các thôn đã cùng nhau tiến hành thu gom rác thải về nơi tập kết, giảm hẳn tình trạng vứt rác bừa bãi, đồng thời ý thức giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm của mọi người đã được nâng cao.

Nếu như trước kia bà con cho rằng đây là công việc của ngành môi trường, không phải của mình, thì nay cứ chiều thứ 7, mọi người lại cùng nhau ra làm tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm sạch sẽ.

Việc hỗ trợ các xe thu gom vận chuyển rác đã góp phần giảm tồn đọng rác, giảm thiểu ô nhiễm và dịch bệnh cho người dân địa phương. Nhiều người dân ở thôn Cổ Điển (Hải Bối) chia sẻ: Có các thùng chứa rác đặt ở các ngõ xóm, rác thải giảm hẳn. Bà con chúng tôi càng tích cực quét dọn, giữ gìn vệ sinh chung...

Chị Nguyễn Thị Phong - Tổ vệ sinh môi trường xã Hải Bối cho biết: “Vì đường làng nhỏ, ô tô không vào gom rác được, trong khi nhiều người chỉ mang rác để ở ngay cổng, nên chúng tôi gom không xuể. Nay có xe thu gom rác vào được các ngõ nhỏ, bà con chỉ việc đem rác đến các điểm quy định. Cứ đến giờ là chúng tôi đẩy xe đến chỗ tập kết để gom rác, rất tiện lợi”.

Ở thôn Nhuế (Kim Chung) nhờ sự đóng góp của bà con cùng sự hỗ trợ của dự án, hệ thống mương tiêu thoát nước đã được thi công, giải quyết được tình trạng ứ đọng, ngập úng kinh niên nơi đây. Ông Hoàng Xuân Viên - Trưởng thôn Nhuế cho biết: “Với sự đồng lòng nhất trí của cả ba bên, con mương đã được hoàn thành. Bà con phấn khởi lắm vì đã thoát khỏi cảnh ngập úng, xú uế…”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Hôm nay38,421
  • Tháng hiện tại743,534
  • Tổng lượt truy cập90,806,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây