Nhờ làm tốt khâu quy hoạch, việc xây dựng NTM ở Đại Lộc đang có nhiều bước chuyển biến rõ rệt.
Người dân xã Đại Lộc góp sức xây dựng đường giao thông nông thôn. |
Không chỉ tốt ở xã điểm
Đối với Đại Lộc, công tác quy hoạch không chỉ được thực hiện ở những xã điểm, mà ngay ở cả các xã khác cũng đã được hoàn thành. Ông Trần Văn Mai – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết: “Từ nhiều năm trước, các xã trong huyện đã chú ý đến quy hoạch, vì đây là tiền đề để phát triển bền vững kinh tế. Trong năm 2012, chúng tôi đã cấp kinh phí cho thực hiện công tác quy hoạch ở các xã là 2,55 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực của địa phương vì Đại Lộc là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh”.
Đại Hiệp là một trong những xã đi đầu trong quy hoạch NTM. Nói về việc này, bà Nguyễn Thị Hồng - Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp chia sẻ: “Sau khi triển khai xong công tác quy hoạch, Đại Hiệp cũng như nhiều xã khác ở Đại Lộc đã dễ dàng triển khai bê tông hóa đường giao thông nông thôn, các hoạt động sản xuất gặp nhiều thuận lợi và thu hút các doanh nghiệp về đầu tư...”.
Phát triển các mô hình nông nghiệp hiệu quả
Theo ông Mai, khi xây dựng NTM, Đại Lộc đã xác định nông nghiệp luôn là thế mạnh của huyện: “Chúng tôi đã tập trung nhiều nguồn vốn của cả địa phương và vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia theo cơ chế, cũng như vốn sự nghiệp khuyến nông – khuyến lâm của tỉnh, huyện”.
Hiện tại, Đại Lộc đang tập trung xây dựng cánh đồng mẫu cho các xã Đại Cường, Đại Phong, Đại Minh, Đại Thắng… với tổng diện tích trên 180ha. Bình quân mỗi cánh đồng rộng 25ha. Đồng thời, huyện cũng hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao, năng suất cao như QN1, ĐT34, TBR45, OM6976 cho nông dân sản xuất và bố trí mỗi cánh đồng mẫu chỉ sản xuất một loại giống để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Để giúp bà con thuận tiện trong khâu tiêu thụ sản phẩm, UBND huyện đã chủ động liên kết doanh nghiệp với nông dân để tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay, nông nghiệp huyện Đại Lộc đang có mức tăng trưởng khá, trung bình 5%/năm, với giá trị sản xuất đạt gần 400 tỷ đồng/năm và giá trị năm sau đều cao hơn năm trước.
Nông dân Đoàn Văn (xã Đại Hiệp) phấn khởi nói: “Tôi đầu tư trồng chủ lực 2ha cây chuối và trồng thêm lúa nước. Mỗi năm gia đình tôi thu lời từ cây chuối gần 200 triệu đồng/ha, còn cây lúa thì để có gạo ăn quanh năm”. Hiện nay, toàn huyện Đại Lộc có khoảng 660ha chuối chuyên canh đang phát triển hiệu quả và có xu hướng mở rộng về diện tích.
Hoàng Anh Thư
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã