Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn từ huyện nông thôn mới Đan Phượng

Thứ bảy - 19/07/2014 11:24
Đan Phượng khởi động chương trình nông thôn mới (NTM) với "vốn liếng" mỗi xã đạt từ bốn đến năm tiêu chí. Nhưng chỉ sau ba năm, Đan Phượng đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu của thành phố Hà Nội khi có sáu xã đạt chuẩn NTM và chín xã đạt từ 16 đến 18 tiêu chí.

Có được kết quả này là do huyện đã khơi dậy được sức mạnh nội lực của nhân dân chung sức xây dựng NTM.Con đường từ lòng dân Đan Phượng là huyện ngoại thành, cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa đầy 20 km, cho nên dù muốn hay không Đan Phượng cũng được xem như bộ mặt phía tây của thành phố. Ở địa thế đắc lợi này, Đan Phượng đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của thành phố trong phong trào xây dựng NTM, nhưng theo Chủ tịch huyện Nguyễn Hữu Hoàng thì nội lực của Đan Phượng mới là chìa khóa để mở ra cánh cửa xây dựng NTM.
 

Còn nhớ những ngày đầu triển khai chương trình NTM, từ cán bộ đến người dân đều còn lạ lẫm, thậm chí nhiều cán bộ cấp xã, thôn còn chưa hiểu NTM là gì. Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã gấp rút soạn thảo và ban hành 84 văn bản phổ biến về NTM, rồi tuyên truyền dưới nhiều hình thức như phát tài liệu, pa-nô, áp-phích, tổ chức các hội nghị để chương trình NTM từng bước, từng bước ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm của bà con nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện đã thống nhất cùng các xã chọn công tác xây dựng chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất, phát triển làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường làng, ngõ xóm, giao thông nội đồng là những nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng NTM. Chính vì vậy, đề án xây dựng NTM của các xã trong huyện khi được dự trù kinh phí lên đến 300 - 400 tỷ đồng đã được huy động bằng nhiều nguồn, trong đó có ngân sách nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp, của người dân, xã hội hóa và các nguồn vốn khác.

Điều mà người dân Đan Phượng tự hào nhất hiện nay không chỉ là mảnh đất vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động mà còn là vùng đất đầy tiềm năng của thành phố. Bí thư Huyện ủy Nguyễn Tất Thắng xúc động nhớ lại những ngày đầu làm NTM: Khi mới bắt tay vào xây dựng NTM, hầu hết 15 xã của huyện Đan Phượng mới chỉ đạt 4-5 tiêu chí/xã. Chưa kể hệ thống chính trị còn nhiều bất cập, cán bộ chưa được chuẩn hóa, tinh thần dám nghĩ, dám làm còn chưa cao.

Để khắc phục những hạn chế này, huyện đã xác định NTM là cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển nông thôn một cách khoa học, đồng bộ, xã nào yếu, yếu ở điểm nào thì tập trung giải quyết nhằm phát triển bền vững. Do xác định rõ mục tiêu xây dựng NTM và chọn khâu đột phá đúng cho nên huyện Đan Phượng đã vượt qua những rào cản về xuất phát điểm ban đầu từ một huyện "trắng" NTM đến nay đã có sáu xã đạt chuẩn NTM và chín xã đạt từ 16 đến 18 tiêu chí.

Anh Bùi Văn Lâm, thôn Thu Quế, xã Song Phượng không giấu được niềm vui khoe với chúng tôi, nhờ có NTM mà gia đình anh và nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, đưa giống hoa ly về trồng trên diện tích bốn ha, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định từ ba đến bốn triệu đồng/tháng. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi gần 700 triệu đồng/ha. Điều đáng nói là mô hình trồng hoa ly cho hiệu quả kinh tế cao của anh Lâm không chỉ phát triển tại xã Song Phượng mà còn được nhân rộng ở nhiều xã khác trong huyện, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Trở thành chủ thể xây dựng NTM Giờ thì NTM đã không còn là những cụm từ mơ hồ, mà nó đã hiển hiện trong cuộc sống của người dân huyện Đan Phượng. Trẻ em đã có trường học khang trang, người lớn có nhà văn hóa, trạm y tế và hệ thống nước sạch hợp vệ sinh.

Điều đáng ghi nhận là người dân đã chủ động làm NTM mà không ỷ lại vào nguồn ngân sách của thành phố. Chỉ trong ba năm, bằng những nỗ lực bứt phá từ nguồn vốn thành phố, vốn huy động trong dân và dưới hình thức xã hội hóa, huyện đã đầu tư xây dựng được 43 nhà văn hóa thôn, chín trường học, năm trạm y tế và 50 km đường liên xã, 47 km đường trục thôn, 19 km rãnh thoát nước, 131,2 km đường ngõ xóm, và hơn 80 km đường trục chính nội đồng với tổng kinh phí lên đến 1.171 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp là 145,6 tỷ, xã hội hóa là 76 tỷ đồng. Chưa kể, người dân hiến tặng 1.579,6 m 2 đất để xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng một cách vô điều kiện...

Phó Bí thư Đảng ủy xã Liên Trung Nguyễn An Sơn cho biết về bí quyết để xã cán đích NTM: Mặc dù, không phải là xã điểm của huyện, nhưng bằng nỗ lực của chính quyền xã đã khơi dậy được sức mạnh đoàn kết của bà con để tập trung nguồn lực. Từ đó, từng bước xử lý những điểm yếu nhất của xã để khắc phục.

Ban đầu, Liên Trung đã chọn giao thông nông thôn với quyết tâm làm mới con đường hơn 1.200 m vốn trước kia nhiều khúc quanh co, khó đi lại, chưa kể mỗi khi trời mưa là lại xảy ra ngập hay tai nạn.

Quyết định táo bạo này đã nhanh chóng nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân và kết quả là nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đường. Ngoài ra, 100 hộ dân trong thôn đã tự nguyện tháo dỡ, phá bỏ tường rào, di dời tài sản để làm đường giao thông. Giờ đây, bộ mặt thôn Hạ, xã Liên Trung nói riêng và toàn xã Liên Trung nói chung đã hoàn toàn đổi khác... Đây là những việc làm thể hiện sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân trong phong trào xây dựng NTM mà còn là sự thành công của chính quyền sở tại khi đã phá bỏ được quan niệm xưa cũ "tấc đất, tấc vàng" vì mục tiêu chung của cộng đồng, làng xóm.

Giao thông đi trước một bước đã thật sự đem lại sự văn minh cho người dân Đan Phượng. Trung tâm hành chính huyện, những khu đô thị, những làng nghề truyền thống hồi sinh thật sự đem lại bộ mặt mới cho huyện Đan Phượng.

Trong nghị quyết của Huyện ủy Đan Phượng, phấn đấu kết thúc năm 2014 có thêm sáu xã đạt chuẩn NTM, đưa Đan Phượng trở thành huyện NTM.

Thành quả đó chính là sự đồng thuận và ý chí làm chủ xây dựng NTM của người dân Đan Phượng hôm nay.

 
TRẦN NGỌC
Nguồn nhandan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập444
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm442
  • Hôm nay37,572
  • Tháng hiện tại742,685
  • Tổng lượt truy cập90,806,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây