Học tập đạo đức HCM

Dạy nghề nông nghiệp "vào guồng"

Thứ năm - 23/02/2012 23:06
Hôm qua (23/2), trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Ngọc Phi đồng tình với đề xuất của Bộ NN- PTNT bổ sung 10 tỷ đồng cho hệ thống khuyến nông thực hiện đào tạo nghề lao động nông thôn (LĐNT) năm 2012.
NÔNG DÂN HÀI LÒNG
 Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN- PTNT) Phạm Hùng cho biết, thực hiện Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 30/1/2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo đề án 1956, giao Bộ NN- PTNT chịu trách nhiệm chỉ đạo việc dạy nghề nông nghiệp, Bộ NN- PTNT đã hoàn thành các thủ tục, giấy tờ và các chương trình, kế hoạch, sẵn sàng triển khai đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT năm 2012.
Dạy nghề trồng nấm tại Trung tâm CNSH Thực vật (Viện
Di truyền nông nghiệp)
Theo ông Hùng, Bộ NN- PTNT đã xây dựng được 71 danh mục nghề cũng như chương trình, giáo trình giảng dạy. Đồng thời đầu tư một số hệ thống trang thiết bị máy móc cho các đơn vị khuyến nông, các trường phục vụ công tác dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT...
Năm 2011, theo báo cáo của 46 Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, TP trên địa bàn cả nước, đã có 5 đơn vị được Sở LĐ-TB&XH các tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký dạy nghề gồm: TTKN Nghệ An, Bắc Giang, Quảng Nam, An Giang và Ninh Thuận. Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Ninh Thuận, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang đã phê duyệt 84 chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT tại địa phương.
Cũng trong năm 2011, TTKN Quốc gia phối hợp với Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức 15 lớp kỹ năng dạy học cho cán bộ khuyến nông (14 lớp từ nguồn kinh phí của TTKNQG, 1 lớp kinh phí của Tổng cục Dạy nghề), đào tạo 450 cán bộ có chứng chỉ kỹ năng dạy học. Tính đến nay, trong tổng số 3.195 cán bộ khuyến nông của các tỉnh, TP thì 902 người đã có chứng chỉ kỹ năng sư phạm (được đào tạo nghiệp vụ trong 6 tháng) và kỹ năng dạy học. Một số tỉnh tỷ lệ cán bộ được đào tạo kỹ thuật sư phạm cao như TTKN Bình Định 90%, Tiền Giang 86%, Ninh Thuận 70%...
Song song với nguồn kinh phí tại TƯ, 35 TTKN các tỉnh, thành phố đã trực tiếp triển khai gần 800 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 24.000 nông dân bằng kinh phí của địa phương. Các nội dung, chương trình đào tạo rất phong phú, đa dạng, từ trồng rau an toàn, trồng cây thuốc dược liệu, cây thuốc lá, trồng và chế biến đậu tương, trồng nho, trồng nấm, SX giống lúa đến chăn nuôi gia súc, gia cầm, ương cá giống, nuôi tôm cua cá…
Hệ thống 39 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề trực thuộc Bộ NN- PTNT cũng tham gia tích cực vào Đề án dạy nghề cho LĐNT, đã tổ chức đào tạo cho gần 41.000 người, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Qua đánh giá về các lớp đào tạo nghề cho thấy, chính quyền, người dân địa phương hài lòng, phấn khởi đánh giá cao các lớp đào tạo nghề do các TTKN, các trường trực thuộc Bộ NN- PTNT phối hợp tổ chức. Đặc biệt, phương pháp đào tạo luôn gắn liền với mô hình được áp dụng trong suốt quá trình học và thời gian thực hành...
ĐỀ NGHỊ SỬA QUYẾT ĐỊNH 1956
Tại cuộc họp, những vấn đề quan trọng, cấp bách liên quan đến công tác dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT đã được Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa nêu ra. Theo đó, Thứ trưởng đề nghị hai Bộ cần sớm có kế hoạch sửa một số chi tiết trong Quyết định 1956 để trình Chính phủ phê duyệt nhằm tạo thuận lợi cho Bộ NN- PTNT đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT.
Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu giao trực tiếp tối thiếu 30% kinh phí dạy nghề nông nghiệp về cho các Sở NN- PTNT để các đơn vị này chủ động, và đề nghị cấp bổ sung kinh phí thêm 10 tỷ đồng cho hệ thống khuyến nông triển khai thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT trong năm 2012 ngoài nguồn kinh phí hàng năm.

 
Cũng tại cuộc họp này, Bộ NN- PTNT và Bộ LĐ-TB&XH nhất trí: Trong khi hoàn thiện thông tư liên tịch, hai Bộ sẽ khẩn trương phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn để các địa phương có thể chủ động triển khai việc đào tạo nghề nông nghiệp trong năm 2012.
Thứ trưởng Nguyễn Đăng Khoa nhấn mạnh: “Hiện lực lượng cán bộ khuyến nông của nước ta lên tới gần 37.000 người, phân bố rộng khắp từ TƯ đến tận cấp xã. Trong đó, có khoảng 10.000 cán bộ trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng, hoàn toàn có đủ khả năng tham gia giảng dạy hiệu quả nghề nông nghiệp cho LĐNT”.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Ngọc Phi đồng tình với đề nghị bổ sung thêm 10 tỷ đồng cho hệ thống khuyến nông của Bộ NN- PTNT. Tuy nhiên, ông Phi cũng đề nghị Bộ NN- PTNT đưa thêm các DN SX-KD liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp cùng tham gia dạy nghề vì đây là đơn vị rất năng động, có khả năng tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân sau đào tạo. Bộ NN-PTNT cần sớm xây dựng chuẩn chương trình đào đào tạo các nghề nông nghiệp để thuận lợi cho việc triển khai, giám sát.
Đáp lại đề nghị của Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Đăng Khoa đồng tình bổ sung đưa các DN nông nghiệp tham gia vào công tác dạy nghề và giao Vụ Tổ chức cán bộ sớm ban hành chuẩn đào tạo nghề nông nghiệp.
 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay13,594
  • Tháng hiện tại652,434
  • Tổng lượt truy cập91,826,163
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây