Học tập đạo đức HCM

“Dễ làm trước, khó làm dần từng bước”

Thứ ba - 04/03/2014 09:25
Với phương châm chỉ đạo như trên, qua 3 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ chỗ bộn bề khó khăn do đặc thù của một huyện miền núi có xuất phát điểm kinh tế thấp. Đến nay, nhờ có phương châm lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với thực tế của địa phương, Như Thanh đã đạt được những thành công ban đầu trong xây dựng NTM, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống người dân.

 


Cổng chào làng Tân Tiến, xã Mậu lâm - một công trình của phong trào xây dựng NTM.

Có lẽ đã để quá nhiều tâm huyết với chương trình NTM, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Tuấn không cần tài liệu, vẫn nói vanh vách về các nội dung mà chúng tôi cần tìm hiểu.

Trong đó, Bí thư Tuấn nhấn mạnh đến quá trình tuyên truyền, vận động để cán bộ, nhân dân hiểu rõ “xây dựng NTM là do người dân tự bàn bạc, quyết định, tự mình làm cho mình hưởng, nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ”.

Do hiệu quả của công tác tuyên truyền và sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, Đảng viên, nhất là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phong trào xây dựng NTM của huyện, từ 4 xã điểm ban đầu đã có sức lan toả mạnh mẽ, lôi cuốn sự hưởng ứng, tham gia sôi nổi của toàn xã hội.

Bên cạnh đó, để tạo thi đua giữa các địa phương, Ban Chỉ đạo NTM của huyện, ngoài việc phân công các thành viên, thường xuyên bám sát cơ sở còn duy trì các cuộc họp giao ban hàng quý và đánh giá sơ kết 6 tháng để cập nhật tình hình, nắm bắt những bất cập, tồn tại, kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, nhắc nhở, chỉ đạo đối với những địa phương làm chưa tốt cũng như biểu dương những địa phương làm tốt.

Nhờ đó, đến cuối năm 2013, bình quân về tiêu chí (TC) NTM của Như Thanh đã đạt 9,1 TC (tăng 1,7 TC so với 2012). Trong đó, có 2 xã đạt 11 TC, 4 xã đạt 9 -10 TC.

Về huy động nguồn vốn, chỉ riêng năm 2013, tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chương trình xây dựng NTM của Như Thanh đã đạt tới 275 tỷ đồng.

Trong đó, vốn dân đóng góp trên 187 tỷ đồng, vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác trên 60 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, toàn huyện đã xây dựng được 107,25km đường bê tông và đường nhựa.

Trong đó có 77,33 km đường liên thôn, nội thôn; nâng cấp, sửa chữa 9 công trình hồ, đập thuỷ lợi, xây mới và sửa chữa 22,083 km kênh mương; Làm mới, sửa chữa nâng cấp 13 nhà văn hoá thôn, 1 nhà văn hoá xã, xây mới, sửa chữa 20 phòng học… song song với làm giao thông, mở rộng đường làng, ngõ xóm, nhằm chỉnh trang khu dân cư, tạo bộ mặt NTM, các hộ dân đã đầu tư gần 126 tỷ đồng để xây dựng tường rào, cổng ngõ, cải tạo vườn tạp, sửa chữa công trình vệ sinh, nhà tắm và xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở.

Cùng với xây dựng cơ sở vật chất, từ nguồn vốn phân bổ của tỉnh, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM của huyện đã triển khai chỉ đạo các xã xây dựng 11 mô hình sản xuất tại các xã, bao gồm 7 loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: Cá rô đầu vuông, gà ri thả vườn, lợn cỏ, trồng nấm, khoai tây, thanh long ruột đỏ, mô hình đậu tương trên đất hai lúa.

Do có sự theo dõi, hướng dẫn sát sao của cán bộ kỹ thuật, các mô hình trên bước đầu đã cho kết quả khả quan, mở ra hướng sản xuất mới đem lại thu nhập cao cho các hộ dân.

Sau buổi làm việc với huyện. Theo gợi ý của Bí thư Huyện uỷ, để nắm thêm về phong trào NTM tại cơ sở, chúng tôi đã về Mậu Lâm, một trong 4 xã điểm NTM của huyện, mặc dù có kết quả chưa thật cao (mới đạt 10/19 TC) nhưng có cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM, nhất là việc hiến đất, mở đường trong các khu dân cư.

Tại đây, chương trình NTM qua 3 năm triển khai đã thật sự đi vào cuộc sống, đem lại nhiều thay đổi cho diện mạo làng quê. Theo báo cáo của xã, năm 2013, toàn xã đã huy động nhân dân tham gia 3.750 ngày công lao động làm đường giao thông, thuỷ lợi, đào đắp 14.050m3 đất.

Về xây dựng hạ tầng, làm mới 4,6 km đường bê tông trị giá gần 3,5 tỷ đồng, nâng cấp đập thuỷ lợi 691.633. 000 đồng, xây mới 6 phòng học trị giá 2,1 tỷ đồng, bê tông hoá tuyến giao thông liên xã 1,5 tỷ đồng…

Sự đầu tư trên đã tác động trở lại đến chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Mậu Lâm, năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 14,5%, tổng giá trị thu nhập các ngành sản xuất chính 72,5 tỷ đồng.

Với tác phong làm việc nhanh nhẹn, sau ít phút trao đổi, Bí Thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND xã Lê Hữu Hoà đề nghị chúng tôi đi cùng để “thực mục sở thị” những thay đổi của xã nhà.


Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ bà Trương Thị Trình.

Tình cờ chúng tôi được tham dự một “sự kiện” vui, đó là buổi lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ bà Trương Thị Trình, một gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Đồng Tiến.

Nhìn ánh mắt rạng ngời của bà mẹ già đơn thân, một mình nuôi hai người con trai mắc bệnh tâm thần, chứng kiến sự chia vui, san sẻ, động viên về tinh thần và vật chất (tuy không nhiều) của cán bộ thôn, xã, của bà con lối xóm.

Chúng tôi càng thấy tác dụng của phong trào xây dựng NTM không chỉ thể hiện qua sự thay đổi về hạ tầng, về mức sống mà còn giúp thắt chặt, nâng cao tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái của người dân.

Tiếp xúc, trò truyện với một số cán bộ, nhân dân các thôn, xóm của Mậu Lâm xung quanh đề tài xây dựng NTM, chúng tôi càng thêm thấm thía lời đạy của Bác Hồ “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.


Một công trình thuỷ lợi của như Thanh.

Được biết, ngoài việc tham gia đóng góp tiền của, ngày công lao động, để mở rộng đường làng, ngõ xóm, nhiều hộ đã tự nguyện hiến hàng chục, có hộ hàng trăm mét vuông đất, có cả đất thổ cư mà không hề so đo, tính toán.

Để làm được điều này, ngoài vai trò chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền còn có sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể xã hội, nhất là vai trò của chính quyền và ban công tác Mặt trận thôn.

Tâm sự với chúng tôi, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch xã Lê Hữu Hoà tin tưởng “xây dựng NTM của Mậu Lâm còn khó khăn lắm, nhất là đối với các TC về chuyển đổi ngành nghề, nâng cao thu nhập, giảm nghèo… Nhưng tôi nghĩ, có sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên, sự đoàn kết, đồng thuận và quyết tâm từ cán bộ đến nhân dân, nhất định Mậu Lâm sẽ về đích đúng thời gian đã đề ra”.

Đào Nguyên

Nguồn baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại880,760
  • Tổng lượt truy cập90,944,153
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây