Học tập đạo đức HCM

Điện Biên sáng tạo nhiều mô hình xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 30/01/2014 10:33

Điện Biên sáng tạo nhiều mô hình xây dựng nông thôn mới

Điện Biên là tỉnh miền núi địa hình hiểm trở phía Tây Bắc Việt Nam, nơi có gần 80% đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mông, Hà Nhì... Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Điện Biên có nhiều biện pháp như xây dựng mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng, mô hình giao rừng cho cộng đồng quản lý và bảo vệ, đảm bảo vệ sinh môi trường đến với từng người dân.

Là tỉnh miền núi, địa hình dốc, hiểm trở nên các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới như xây dựng đường giao thông nông thôn, dồn điền đổi thửa...Tuy nhiên, từng bước khắc phục khó khăn, nhiều xã ở huyện Mường Lay đang phấn đấu xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn sao cho thích hợp với tiêu chí đề ra. Trong năm 2014, các xã ở huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên phấn đấu đạt các tiêu chí về văn hóa xã hội và môi trường. Tại đây chính quyền địa phương quan tâm phát động phong trào đảm bảo vệ sinh môi trường tới từng người dân và các tổ chức đoàn hội. Hội cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội người cao tuổi cùng chung tay tham gia nhiệt tình. 

Ông Lù Văn Vin, Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Điện Biên cho biết:Việc xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường là công việc của cả 1 hệ thống chính trị, nhưng chúng tôi xác định ở nông thôn, các cụ cao tuổi hàng ngày vẫn là người tham gia. Có thể nói rằng bây giờ vấn đề về môi trường là vấn đề bức xúc được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Trong đó chương trình về môi trường có nhiều nội dung mà người cao tuổi có thể tham gia được. Ví dụ như  bảo vệ nguồn nước hoặc quản lý, thu gom rác thải thì ở tổ dân phố hoặc các thôn bản thì người cao tuổi có thể tham gia được. Hoặc là vấn đề trồng rừng, trồng cây để bảo vệ môi trường, cũng là xây dựng nông thôn mới. 

 


Còn ở Mường Lay, song song với việc đầu tư của Nhà nước, huyện còn triển khai các chương trình lồng ghép để nâng cấp, sửa chữa các công hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế địa phương nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể của huyện Mường Chà huy động các nguồn lực và có các chương trình hỗ trợ nhân dân một số giống cây, giống con để thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình sản xuất. Các giống cây như: mía tím, cà phê, đậu tương… cũng được nhân dân đưa về trồng tại địa bàn và trở thành một trong những cây xóa đói giảm nghèo của Mường Chà. Ngoài ra, huyện Mường Chà còn làm tốt việc giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ. Mô hình này đang từng bước khẳng định tính hợp lý và hiểu quả. Ông Nguyễn Tuấn Quang - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mường Chà tỏ ra khá yên tâm khi rừng trên địa bàn được quản lý theo phương thức giao cho cộng đồng. Từ khi được làm chủ rừng thực sự, người Mông ở các bản Huổi Toóng, Trống Dình… và một số bản khác nữa ở xã Huổi Lèng, tự nhận thấy mình phải thay đổi.:Rừng trước đây gần như vô chủ. Giờ được giao tới từng bản và bản có các nhóm hộ thì  ý thức của người dân được nâng lên.

Chợ sớm Mường Lay - Aenh: Hà Linh/baodienbienphu.com.vn

 

Bản Trống Dình được giao 700 héc ta và Huổi Toóng được giao 200 héc ta rừng để quản lý, bảo vệ. Các bản khác thì diện tích rừng ít hơn. Nếu như ở Trống Dình chủ yếu là rừng già, thì Huổi Toóng và các bản khác chủ yếu là rừng tái sinh. Nhưng như già làng Thào Chờ Páo, ở bản Huổng Toóng, rừng nào thì mình cũng phải bảo vệ, vì cuộc sống ngày mai của chính mình và con cháu mình. Già Thào Chờ Páo vui vì người dân trong bản hiểu được việc giữ và bảo vệ rừng, đồng thời, chỉ 1 đến 2 năm nữa, rừng được thu hoạch, đời sống của người dân sẽ được nâng lên. Hiện nay, mỗi hỗ tham gia vào việc nhận rừng đều được hỗ trợ tiền hàng tháng nên người dân rất yên tâm. Ở bản Huổi Lèng, mỗi gia đình cử ra một người tham gia tổ tuần tra quản lý, bảo vệ rừng. Ai cũng thấy bảo vệ rừng là việc của nhà mình và bảo vệ rừng như bảo vệ mái nhà mình: Tất cả người dân phải có trách nhiệm để bảo vệ. Mùa khô hanh thì không được đốt nương. Nếu đốt thì phải có biện pháp bảo vệ, làm sao đốt cái nương của mình mà không được lan ra cháy rừng.

Trong khi ở nhiều nơi, những cánh rừng không chỉ bị đe doạ bởi lâm tặc, mà bởi chính người dân sống gần rừng thì ở Mường Chà và rất nhiều nơi khác nữa ở Điện Biên, vẫn có những cá nhân, những cộng đồng âm, thầm gìn giữ màu xanh cho rừng./.

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm408
  • Hôm nay39,987
  • Tháng hiện tại745,100
  • Tổng lượt truy cập90,808,493
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây