Học tập đạo đức HCM

Gạo, thủy sản nỗ lực vượt khó

Chủ nhật - 29/04/2012 11:18
Theo dự báo hồi đầu năm nay, khó khăn trong XK gạo sẽ kéo dài trong 6 tháng đầu năm, và sớm nhất cũng phải sang quý 3, tình hình mới sáng sủa trở lại. Tuy nhiên, ngay từ tháng 3, tình hình XK gạo bắt đầu đã xoay chuyển theo hướng tích cực còn thủy sản vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn…

>> XK tôm chuyển hướng sang châu Á
>> XK cá tra tăng trưởng khả quan
>> Cơ hội cho các DNXK thủy sản sang Mỹ
>> Dự báo XK gạo 2012 của Brazil giảm
>> Xây dựng chiến lược dự trữ gạo để XK dài hơi

XK GẠO: TẠM YÊN TÂM!

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN (VFA), tuy không tiết lộ con số cụ thể về lượng gạo đã đăng ký XK cho đến thời điểm này, nhưng cũng đã “bật mí” rằng trong tháng 3, lượng gạo đăng ký hợp đồng XK tăng cao so với tháng 1, tháng 2 và tăng tới 12% so với cùng kỳ năm 2011.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục là thị trường góp phần quan trọng trong việc tạo thuận lợi về đầu ra cho hạt gạo VN. Ông Bảy cho biết, đến nay, lượng gạo ký hợp đồng XK chính ngạch sang Trung Quốc đã đạt 770 ngàn tấn. Lượng gạo XK theo đường tiểu ngạch sang nước này ước tính vào khoảng 500.000 tấn. Thị trường Trung Quốc vẫn đang tiếp tục có nhu cầu NK gạo VN, từ gạo thơm tới gạo hạt dài và cả gạo phẩm cấp thấp.

Trung Quốc phải tăng NK gạo, một phần do sản xuất gạo ở nước này gặp bất lợi, phần khác do nhu cầu sử dụng gạo tăng cao. Nhu cầu này không chỉ từ việc gia tăng dân số mà còn ở tỷ lệ người dân sử dụng gạo làm lương thực chính. 


XK gạo những tháng tới sẽ thuận lợi

Các thị trường quan trọng khác cũng đang cho thấy những dấu hiệu sáng sủa hơn. Châu Phi sau một thời gian gạo VN gần như không thể vào được, đến nay nhiều thương nhân đã quay lại VN mua gạo cao cấp để cung ứng vào thị trường này. Ở Philippines, dù Chính phủ nước này đã thay đổi cách thức nhập khẩu gạo bằng cách chuyển mạnh việc NK gạo sang cho khối DN tư nhân, nhưng gạo Việt vẫn có lợi thế lớn nhất, bởi người dân nước này đã quá quen với khẩu vị gạo VN, mà giá lại đang cạnh tranh khi thấp hơn nhiều so với gạo Thái Lan (đối thủ chính của gạo VN ở thị trường Philippines) …

Ấn Độ tuy có lợi thế về nguồn cung lớn, giá rẻ, nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác XK gạo vẫn còn khá yếu kém, nên việc giao hàng thường bị chậm trễ. Còn Pakistan, Myanmar…, lượng gạo XK không lớn, hạ tầng XK cũng còn yếu kém.

Do đầu ra đã hết khó khăn, nên trong quý 2 này, VFA đã đặt ra mục tiêu XK từ 2 triệu tấn gạo trở lên, tức là nhiều gấp đôi so với lượng đã XK trong quý 1. Đồng thời, mục tiêu XK từ 6,5-7 triệu tấn gạo trong năm nay vẫn hoàn toàn có thể đạt.

XK THỦY SẢN: SỨC ÉP CÒN LỚN

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản VN (VASEP), XK thủy sản trong quý 1 năm nay vẫn có sự tăng trưởng khá về mặt giá trị. Cụ thể, trong 3 tháng qua, tổng giá trị XK thủy sản chính ngạch của cả nước đạt 1,26 tỷ USD tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng có mức tăng trưởng lớn phải kể đến tôm chân trắng (tăng 57,5%), cá ngừ chế biến (41,4%), mực và bạch tuộc (27%) … Tuy nhiên, XK thủy sản VN vẫn đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trên thị trường thế giới. Tôm vẫn đang là sản phẩm XK chủ lực của VN, nhưng giá XK trong tháng 4 và tháng 5 được dự báo là sẽ có những biến động mạnh bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, nhất là nguồn tôm chân trắng Ấn Độ.


XK thủy sản phải cạnh tranh gay gắt với Thái Lan

Ở nhóm hàng mực, bạch tuộc, các sản phẩm của VN cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cùng loại của Thái Lan. Cụ thể là DN thủy sản nước này có nguồn nguyên liệu dự trữ khá ổn định. Trong khi đó, các DN chuyên XK mực, bạch tuộc của VN vẫn đang ở trong tình trạng “đói” nguyên liệu trầm trọng khi thương lái Trung Quốc vẫn đang tranh giành thu mua ngay tại các cảng cá Duyên hải miền Trung và Nam Trung bộ.

So với những mặt hàng chủ lực nói trên, đầu ra của con cá tra trong những tháng tới vẫn tương đối thuận lợi. Ngay cả thị trường EU, nơi mà giá trị nhập khẩu cá tra VN trong 2 tháng đầu năm nay đã bị giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, hiện giờ cũng đã cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo, TGĐ Cty CP Gò Đàng (Tiền Giang), đơn đặt hàng từ các nước EU đang khá nhiều, nhu cầu NK cá tra từ các thị trường châu Mỹ cũng đang tăng lên. Con cá tra Việt Nam hiện vẫn đang gần như một mình một chợ trên thị trường thế giới. 

Cái khó của ngành cá tra hiện nay không phải ở thị trường mà là vốn để tổ chức nuôi hay thu mua nguyên liệu, bởi đại đa số các DN cá tra đang bị ngân hàng thắt chặt tín dụng sau vụ nợ nần của Cty Bình An. Nếu giải quyết được khó khăn này, XK cá tra hoàn toàn có thể đạt mục tiêu chạm mốc 2 tỷ USD trong năm nay.

 

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay21,834
  • Tháng hiện tại889,345
  • Tổng lượt truy cập90,952,738
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây