Học tập đạo đức HCM

Già làng giỏi tuyên truyền

Thứ tư - 22/04/2015 05:51
Chúng tôi bất ngờ gặp già làng Hồ Sỹ Đa tại một quán nước ở thôn Đồng Dôn (xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, Quảng Trị), khi ông đang giảng giải rành rọt cho 2 phụ nữ Vân Kiều các biện pháp tránh thai.

Thấy chúng tôi trố mắt nhìn, ông Hồ Văn Ba – Phó Chủ tịch UBND xã Linh Thượng giải thích: Thôn Đồng Dôn có 75 hộ, chủ yếu là người Vân Kiều sinh sống. Chỉ 5 năm về trước, người dân ở đây còn mang nhiều gánh nặng hủ tục lạc hậu trên vai khiến họ nghèo đến mức tàn tạ. Hễ có đau ốm bệnh tật gì họ đều mời thầy mo đến cúng, tiêu tốn không biết bao nhiêu là lễ vật, gà vịt, trâu bò..., vậy mà bệnh tật chẳng thấy lành, còn đau nặng hơn, khiến nhiều người phải chết. 

Rồi việc sinh đẻ không có kế hoạch, vì nhà nào cũng gắng cho được 7-8 người con, có nhà trên 10 người con vẫn chưa dừng lại, vì họ quan niệm “đông con hơn đông của” và “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Nhà đông con nhưng không có cái ăn dẫn đến đau ốm, bệnh tật, từ đó chữa bệnh bằng cúng bái, tốn tiền hại thân, sinh ra nghèo đói. Vòng luẩn quẩn đó cứ đeo bám bà con. 5 năm trở về trước, hộ nghèo của thôn chiếm trên 80%. Tỷ lệ trẻ em đến trường rất thấp.

 

Gia lang gioi tuyen truyen
Già làng Hồ Sỹ Đa giảng giải cho chị Hồ Thị Sim (giữa) và chị Hồ Thị Nam việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là rất có lợi.  Ảnh: N.V
“Chị em họ ngại nói mấy chuyện tế nhị, nhất là việc dùng các biện pháp tránh thai như bao cao su, thuốc tránh thai hay đặt vòng… Có chị em thấy tôi đem bao cao su ra giới thiệu là bỏ chạy, la hét” – ông Đa chia sẻ.

Khó khăn là vậy nhưng ông Đa vẫn kiên trì tuyên truyền, vận động theo cách “mưa dầm thấm đất”. Và nay, người dân Đồng Dôn đã nói không với hủ tục, cúng bái lạc hậu. Mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Ai đau ốm, sinh đẻ đều đến bệnh viện, trạm xá. Trẻ em được đi học đàng hoàng. Chỉ trong 5 năm, Đồng Dôn với 75 hộ đã có trên 10 em học đại học, 2 thạc sĩ.

Ông Đa còn vận động, chỉ dẫn cho bà con biết tăng năng suất cây lúa nước, khai hoang đất hoang trồng sắn, cao su, hồ tiêu, và trồng rừng để phát triển kinh tế. “Già làng Hồ Sỹ Đa là cây đại thụ trong lòng người dân thôn Đồng Dôn chúng tôi. Nhờ già làng mà người dân tiếp cận được thế giới văn minh, hiện đại, không còn u muội với hủ tục, không đẻ nhiều con để chịu khổ nữa” – ông Hồ Văn Ba nói.

Theo Ngọc Vũ (Dân Việt)


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay36,848
  • Tháng hiện tại942,950
  • Tổng lượt truy cập91,006,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây