Học tập đạo đức HCM

Giá lợn hơi giảm mạnh, người tiêu dùng vẫn mua thịt đắt

Thứ năm - 12/04/2012 19:52
Nếu như những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh được lái buôn mua với mức giá giao động từ 4,7- 5,0 triệu đồng/tạ thì hiện nay đã giảm mạnh xuống còn 4,2- 4,3 triệu đồng/tạ. Tuy vậy, giá thịt lợn ở các chợ vẫn ở mức cao, gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng…
Giá l ợn hơi giảm mạnh, người tiêu dùng vẫn mua thịt lợn đắt
Giá thịt lợn được bày bán ở các chợ vẫn ở mức cao

Sau gần 4 tháng, đến nay gia đình anh Nguyễn Huy Định, thôn Trung Trạm, Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) cũng cho xuất chuồng hơn 3 tạ lợn hơi với giá 4,2 triệu đồng/tạ. Anh cho biết: “Trước tết, gia đình tôi bán mỗi tạ lợn như vậy được 4,8 triệu đồng, thế mà sau mấy tháng đã giảm năm đến sáu giá rồi. Biết vậy, nhưng đến kỳ thì phải bán thôi chứ cứ để mãi thì nóng ruột lắm chị ạ. Với lại, lợn to quá, lái buôn cũng ngại mua”. Cũng theo anh tâm sự, nhìn nguồn thu vậy thôi chứ tính ra mỗi con lợn lời lãi chẳng được bao nhiêu. Gia đình anh nuôi 7 con lợn, chỉ tính vốn mua vào, thức ăn, cám, điện nước, thuốc thú y cũng đã “ngốn” gần chục triệu đồng rồi. Đấy là chưa kể công chăm sóc, rủi ro... luôn đẩy những người chăn nuôi nhỏ như anh rơi vào khốn đốn, khó khăn. Còn đối với các trang trại lớn, giá lợn có “nhỉnh” hơn chút ít nhưng cũng chẳng thấm tháp gì so với chi phí đầu vào một lứa lợn. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, thịt lợn hơi đã giảm mạnh từ 4,7- 5,0 triệu đồng/tạ xuống còn 4,2- 4,3 triệu đồng/tạ, giảm 500 nghìn- 700 nghìn/tạ. Theo đa số các lái buôn, nguyên nhân lợn giảm mạnh là thời gian gần đây có thông tin thịt lợn siêu nạc có sử dụng thuốc cấm. Sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh khiến cho lợn càng khó xuất ra thị trường. Thậm chí, kể cả những thương lái đã sành sỏi nghề, có nhiều kinh nghiệm thì bây giờ cũng không dám thu mua những con lợn quá lớn.

Một nghịch lý đang tồn tại là, trong khi những người chăn nuôi đang thấp thỏm lo âu trước cảnh tượng kinh doanh không lãi thì giá thịt lợn bày bán ở các chợ vẫn ở mức cao. Từ chợ Thành phố Hà Tĩnh, chợ Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) đến chợ Cày (Thạch Hà), chợ Hội (Cẩm Xuyên) giá các mặt hàng thịt lợn hầu như vẫn không đổi kể từ sau Tết Nguyên Đán. Cụ thể, thịt ngang mông vẫn áp giá 100 nghìn đồng/kg, nạc thăn 110 nghìn/kg, thịt ba chỉ 90 nghìn đồng/kg, sườn 90 nghìn đồng/kg. Tại các quầy bán lẻ, giá thịt có thấp hơn 10 - 12 nghìn đồng/kg, song cũng không đáng kể. Khi chúng tôi thắc mắc về chuyện chênh lệch giá thì vẫn được các chủ quầy giải thích bằng “bài ca muôn thuở” nào là xăng tăng, chi phí các khâu trung gian tăng… Chị Hiền, chủ quầy thịt ở chợ Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Đấy là giá chung từ các lò mổ rồi, chúng tôi cũng muốn giảm giá để dễ bán nhưng chi phí đầu vào cao, buộc chúng tôi phải nâng giá mặt hàng. Thời gian gần đây tôi cũng không dám nhập nhiều hàng nữa, do thông tin thịt lợn siêu nạc khiến cho mọi người dè dặt mua hàng hơn. Thay vì chọn miếng thịt dày dặn nạc như trước đây thì bây giờ nảy sinh xu hướng mua thịt lợn nhiều mỡ, dù vậy hàng vẫn bán chậm và ế ẩm lắm”. Việc giá thịt lợn giảm chậm đã gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng. Chị Thái Thị Thảo, khách mua hàng tại chợ Thành phố Hà Tĩnh cho biết: “Gần đây giá lợn hơi đã giảm rất mạnh, nhưng không hiểu vì sao giá bán thịt tại chợ vẫn không giảm. Đây là một điều rất là vô lý, phải chăng người tiêu dùng chúng tôi đang bị “móc túi””. Chị Phượng, khách mua hàng ở chợ Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cũng bức xúc: “Giá đầu nguồn giảm mạnh thế mà người mua vẫn phải “ngậm bồ hòn” làm ngơ. Tiền chảy vào túi tư thương, còn thiệt thòi lại rơi vào nhà chăn nuôi và người tiêu dùng. Đây là một sự bất công!”

Giữa lúc nhập nhằng chuyện thông tin thịt lợn siêu nạc không đảm bảo chất lượng, trong khi giá thịt vẫn cao ngất ngưỡng là cơ hội để một số thực phẩm khác có cơ hội “leo thang”. Chẳng hạn như: thịt bò 170 nghìn đồng/kg, gà công nghiệp 95 nghìn đồng/kg, gà ta 150 – 200 nghìn đồng/kg. Thực phẩm “vô tư” đội giá khiến cho các bà nội trợ không khỏi chới với trước kế hoạch chi tiêu của gia đình. Đây là lúc các ngành chuyên môn cần vào cuộc, việc điều chỉnh mức giá phù hợp chính là nhằm trả lại sự “trong sáng” và bình ổn cho thị trường.

Nguyễn Oanh
Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại646,734
  • Tổng lượt truy cập91,820,463
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây