Học tập đạo đức HCM

Hải Dương: Cần chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 15/04/2014 05:15
Hôm nay (15/4/2014), đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa dẫn đầu đã có buổi kiểm tra và đánh giá kết quả sau 3 năm (2011-2013) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại Hải Dương.

Theo báo cáo của tỉnh Hải Dương, tính đến ngày 31/3/2014, toàn tỉnh Hải Dương đã đạt 2.312 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 10,1 tiêu chí (tăng 3,4 tiêu chí so với trước khi triển khai chương trình). Tuy nhiên, đối với 58 xã giai đoạn I, bình quân mỗi xã đạt 12,8 tiêu chí (tăng 4,8 tiêu chí so với trước khi triển khai chương trình).

Về quy hoạch chung của toàn tỉnh, đến nay đã có 227/228 xã đã phê duyệt, đạt 99,6%, số còn lại là xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang đang lập quy hoạch chung. Kết quả cho thấy, giai đoạn I đã có 53/58 xã đã phê duyệt, đạt 91,4%, số còn lại là 5/58 xã của huyện Ninh Giang đang chờ phê duyệt, chiếm 8,6%.

Đối với nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế- xã hội như đường giao thông, trong 3 năm qua các cấp lãnh đạo của tỉnh, đặc biệt là Ban chỉ đạo chương trình XDNTM đã quan tâm phối hợp tuyên truyền về chủ trương, đồng thời có những hỗ trợ thiết thực, cùng với sự đóng góp của người dân. Tính đến nay, trục đường của xã, liên xã được nhựa hoá hay bê tông hoá là 925,16/1.330,5 km, đạt tỷ lệ  69,5%; cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đến nay nhiều xã có hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh tới 85% trở lên.

Song song với đó, riêng về điện nông thôn đến nay Hải Dương đã có những thay đổi rõ rệt, không còn tình trạng điện thiếu và yếu như trước đây, tính đến nay đã có 223/228 xã đạt tiêu chí điện nông thôn mới, trong đó có 58/58 xã giai đoạn I. Ngoài ra, đối với hệ thống trường, trạm, nhà văn hóa hay chợ đã đạt tương đối cao.

Nhờ có sự lãnh đạo sát sao của các cấp lãnh đạo nên các xã đẩy mạnh phát triển sản xuất (nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ), đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho lao động trong xã, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Thu nhập bình quân đầu người trong xã tới nay đã có 36/228 xã, trong đó có 21/58 xã giai đoạn I đạt tiêu chí thu nhập, bình quân toàn tỉnh năm 2013 là 26,64 triệu đồng/người. Đặc biệt, các hộ nghèo đã giảm rõ rệt và còn 5,82%, duy nhất có thành phố Hải Dương có tỷ lệ hộ nghèo bình quân các xã dưới 3%.

Ngoài việc tạo việc làm giúp người dân giảo nghèo thì, sức khỏe cũng là mục tiêu quan trọng của các cấp lãnh đạo đề ra. Măm 2011 toàn tỉnh đạt 63% tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế các loại, và tính đến 31/12/2013 tỷ lệ này nâng lên 69%, đặc biệt địa phương đạt tỷ lệ cao nhất vẫn là thành phố Hải Dương 98,63%.

Tỉnh Hải Dương đề nghị Bộ Công Thương xem xét, chỉ đạo để hỗ trợ vướng mắc về điện hạ áp nông thôn, hỗ trợ về chợ nông thôn, phát triển làng nghề...

Đối với Chính phủ, tỉnh để nghị xem xét sửa đổi Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa, tạo điều kiện thuận lợi ở các xã xây dựng NTM; nghiên cứu sửa đổi một số tiêu chí NTM khó thực hiện như: môi trường, hộ nghèo, cơ sở vật chất văn hóa (quy định cho khu vực đồng bằng sông Hồng). Đặc biệt là hỗ trợ 100% ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, thôn, cán bộ HTX"; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, môi trường đang là vấn đề báo động tại các địa phương. Hải Dương hiện có 65 làng nghề, trong đó có nhiều nghề sản xuất ra sản phẩm có thương hiệu như bánh đầu xanh, bánh gai... nhưng các làng nghề hoạt động đang gặp khó khăn đầu ra, đặc biệt là việc xử lý rác thải sinh hoạt. Để làm tốt xử lý ô nhiễm môi trường, thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ cho 104/228 xã trong toàn tỉnh (trong đó có 58/58 xã giai đoạn I), với tổng kinh phí xây dựng bãi chôn lấp rác là 53,5 tỷ đồng (bình quân 500 triệu đồng/xã). Qua đó Hải Dương được đánh giá là tỉnh đi đầu trong việc thực hiện thu gom rác thải.

Đối với nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt tại các địa phương hiện nay đang là bài toán lan giải, vì đầu tư cho hệ thống này tốn kém kinh phí, song chủ yếu trong chờ vào nguồn ngân sách nên dẫn tới còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, bằng mọi nguồn lực và ý trí Hải Dương đã có những hỗ trợ kịp thời đặc biệt là đầu tư, và tính đến nay tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT là 97,21%; tỷ lệ hộ đã sử dụng nước máy là trên 70%.

Để thực hiện tốt chương trình, giải pháp XDNTM, trong 3 năm qua (2011-2013) toàn tỉnh đã huy động được 16.288 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp là 1.497 tỷ đồng; ngân sách trung ương là 112 tỷ đồng; ngân sách tỉnh là 80 tỷ đồng; ngân sách huyện là 343 tỷ đồng và ngân sách xã là 962 tỷ đồng, cùng với đó còn huy động từ các chương trình khác...

Được biết, trong năm 2014 nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương và tỉnh lên tới 170,8 tỷ đồng.

Kết quả triển khai chương trình theo bộ tiêu chí quốc gia cho thấy, tính đến 31/3/2014 Hải Dương có 23 xã đạt từ 14 đến 18 tiêu chí; 139 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí; 66 xã đạt từ 5 đến 8 tiêu chí, đặc biệt dưới 5 tiêu chí là không có. Tuy nhiên, theo kế hoạch trong năm 2014 Hải Dương phấn đấu đặt mục tiêu về đích 15 xã hoàn thành 19 tiêu tiêu chí XDNTM.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Văn Quế cho biết: Tới đây tỉnh sẽ hỗ trợ đắc lực cho đường giao thông nông thôn, mặc dù thời gian qua tỉnh đã hỗ trợ 20% giá trị, số còn lại huy động từ dân. Nhưng năm 2014 tỉnh sẽ hỗ trợ 30% kinh phí, chủ yếu là xi măng làm công trình giao thông, và những năm tới tỉnh sẽ hỗ trợ tới 70% kinh phí.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Hải Dương phấn đấu đạt được qua việc triển khai thực hiện XDNTM như việc tập trung nâng cấp hạ tầng giao thông, trường, trạm, điện nước được xuyên suốt, trong đó tỉnh đã quan tâm xây dựng ban chỉ đạo và phân rõ trách nhiệm trong từng việc; hay cơ chế chính sách và tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là tháo gỡ trong cơ chế đặc thù cho các xã hoàn thành NTM trong năm 2014 - 2015, cùng với sự quyết tâm vào cuộc của hệ thống chính trị trong tuyên truyền, đẩy mạnh đào tạo nâng cao tay nghề  nâng cao đời sống và thu nhập của người lao động.

Theo Thứ trưởng, Hải Dương phải có kết hợp về cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp, vì hiện vẫn diễn ra tình trạng được mùa thì mất giá. Để tạo "đầu ra" thông thoáng tỉnh cần giao trách nhiệm rõ cho 2 sở là Nông nghiệp và Công Thương làm đầu mối kết nối để các doanh nghiệp sản xuất và DN đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, Hải Dương cần chú trọng tới xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa, sản phẩm nông sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mời gọi các nhà đầu tư, giúp người dân thay đổi cuộc sống, chuyển dịch từ cơ cấu nông nghiệp sang công nghiệp.

Thứ trưởng cũng đề nghị các cục, vụ liên quan của Bộ Công Thương tiếp thu những kiến nghị của Hải Dương sớm xử lý những vướng mắc, đặc biệt có những đề xuất lên Chính phủ giải quyết những vướng mắc, đồng thời có những khen thưởng kịp thời những việc làm xuất sắc của địa phương.

Kim Tuyến
Nguồn baocongthuong.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập460
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,260
  • Tổng lượt truy cập90,862,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây