Đoàn công tác đã đi kiểm tra các mô hình chăn nuôi, cơ sở vật chất trường học, chợ tại các xã Hòa Hải, Hương Bình. Hiện hai xã này đều mới đạt 8 tiêu chí và thuộc nhóm dưới 9 tiêu chí của huyện.
Theo báo cáo của huyện Hương Khê, trong 5 tháng đầu năm, toàn huyện thành lập mới được 669 mô hình (nâng tổng số mô hình trên toàn huyện lên 2.402); thành lập mới 18 doanh nghiệp, 31THT, 10 HTX; chuyển đổi 38/45 HTX; 22/22 xã đã nhận 2.955 tấn xi măng, triển khai làm 14,7 km đường giao thông nông thôn (đạt 11,9% kế hoạch); huy động 124,65 tỷ đồng từ các nguồn ngân sách để xây dựng NTM…
mô hình chăn nuôi gà, lợn của hộ Nguyễn Thị Lan (thôn 5 - Hòa Hải)
Đối với nhóm xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016, (Phú Gia và Hương Vĩnh), huyện tập trung chỉ đạo xây dựng bền vững từng tiêu chí bằng các giải pháp cụ thể như: huy động nguồn lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân, chỉ đạo bám sát cơ sở... Đến nay, xã Phú Gia đạt 12 tiêu chí, xã Hương Vĩnh đạt 11 tiêu chí.
…và kiểm tra công tác chuyển đổi mô hình quản lý tại chợ Hào – Hương Bình
Đối với nhóm xã dưới 9 tiêu chí (9 xã), huyện đang tiếp tục chỉ đạo các xã soát xét, đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn các tiêu chí để có điều chỉnh bổ sung khung kế hoạch trong tháng 6/2016; tập trung thực hiện khối lượng các công việc theo từng tiêu chí; phát động phong trào toàn dân chỉnh trang vườn hộ, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu; hàng tuần tiến hành soát xét tiến độ thực hiện để đề ra kế hoạch tiếp theo…
Bà Hồ Thị Huyền - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Hải: Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đề nghị các cấp ngành liên quan khuyến khích DN, đơn vị liên kết về triển khai tại địa bàn.
Tại buổi làm việc, đại diện các xã và huyện Hương Khê cũng thẳng thắn nhìn nhận một số hạn chế, thách thức trong thực hiện xây dựng NTM như: khó khăn trong huy động các nguồn lực; các DN liên kết với địa phương trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều; một số cơ chế, chính sách trong khuyến khích đầy tư phát triển nông nghiệp còn bất cập…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, việc phát triển lợi thế rừng của huyện còn nhiều lúng túng…
Phát biểu chỉ đạo buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn chia sẻ những khó khăn trong xây dựng NTM của huyện miền núi Hương Khê.
Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra thực tiễn tại 2 xã dưới 9 tiêu chí cũng như thông qua các ý kiến thảo luận cho thấy toàn huyện còn rất nhiều khó khăn từ thực trạng sản xuất, hạ tầng, QP-AN, cũng như sự vào cuộc chỉ đạo của chính quyền các cấp chưa nhiều…
“Hương Khê cần tiếp tục quán triệt đầy đủ trách nhiệm và duy trì quan điểm chỉ đạo trong xây dựng NTM. Lấy phương châm “làm hết sức mình nhưng không quá sức dân, dễ làm trước, khó làm sau” để triển khai thực hiện”- Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nêu rõ.
Để đáp ứng được tiến độ xây dựng NTM cũng như nâng cao đời sống, phát huy tiềm năng kinh tế huyện miền núi, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị địa phương tiếp tục chú trọng khai thác tiềm năng từ đồi rừng, phát triển các sản phẩm chủ lực bằng cách ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, quan tâm đến giống, quy trình, thương hiệu và đầu ra cho sản phẩm; nhất thiết phải có tổ chức sản xuất, tạo môi trường để DN đầu tư vào địa phương; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nhưng dứt khoát không để nợ đọng XDCB; quan tâm đến bộ máy cán bộ, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm cho các tổ chức đoàn thể.
Trước mắt, các cấp lãnh đạo địa phương cần tập trung sản xuất hè thu, phòng chống cháy rừng, chủ động theo dõi diễn biến của biến đổi khí hậu…
Theo Thành Chung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã