Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm Nam Thanh XDNTM

Thứ tư - 05/09/2012 20:55
Xã Nam Thanh (Tiền Hải - Thái Bình) có diện tích tự nhiên 353,72ha, với 1.834 hộ (8.266 khẩu), trên 70% dân số theo đạo Thiên Chúa. Không phải là xã điểm xây dựng nông thôn mới (XDNTM) nhưng Đảng bộ và chính quyền Nam Thanh đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) và xây dựng được một số công trình hạ tầng.
 
Mương dẫn nước được cứng hóa bằng bê-tông phục vụ tưới tiêu trên đồng ruộng Tiền Hải.

Khi bắt tay vào XDNTM, Nam Thanh gặp không ít khó khăn. Theo điều tra, xã đã đạt 5/19 tiêu chí NTM, tuy nhiên, công tác DĐĐT tại đây vẫn hết sức khó khăn do diện tích canh tác của các hộ rất manh mún, nằm rải rác, xen kẽ ở 9 xóm. Một bộ phận người dân đang canh tác quen chân đất nên không muốn dồn đổi, hơn nữa, mỗi người chỉ có 396m2 đất nông nghiệp, nay phải cắt 36m2/sào để làm giao thông thuỷ lợi nội đồng nên nhiều ý kiến “bàn lùi”. Mặt khác, khối lượng đào đắp giao thông thuỷ lợi nội đồng cũng rất lớn, khoảng 83.000m2; tiền công lắp đặt cống bi, xây lắp đầu khâu lên đến 2 tỷ đồng cũng là thách thức so với điều kiện kinh tế của địa phương.

Trên cơ sở nhận thức được những khó khăn, Đảng bộ xã đã thảo luận, bàn bạc và ban hành Nghị quyết chuyên đề về XDNTM; tập trung mạnh vào công tác tuyên truyền (Đài truyền thanh xã tăng thời lượng về XDNTM, DĐĐT; tuyên truyền trực quan...) nhằm góp phần thống nhất trong Đảng, trong nhân dân theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng”.

Xã cũng thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác, các tiểu ban về công tác DĐĐT; triển khai kế hoạch, phương án thực hiện từ Đảng bộ đến Chi bộ, từ các ban ngành, đoàn thể tới các hộ dân... để đạt được sự công khai, dân chủ.

Sự đồng thuận đã giúp Nam Thanh thu được nhiều kết quả tích cực. Trong giao thông, thuỷ lợi nội đồng, xã đã đổ 500 cột bê-tông và 1.000 cọc tre phóng tuyến, cắm mốc định vị; huy động nhân dân cùng máy múc đào đắp 58.000/83.500m2 đất, trong đó bờ vùng 59 tuyến, bờ thửa 88 tuyến, mương và sông 56 tuyến với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng; lắp đặt trên 600 bi lớn, nhỏ, xây dựng một số đầu khâu với tổng kinh phí 633 triệu đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp trên 2.000 ngày công (500 triệu đồng).

Về DĐĐT, tiểu ban của thôn thống nhất với 215 hộ gia đình là bố con, anh em ghép với diện tích 75 mẫu; công khai trước nhân dân diện tích của từng hộ đã được giao ghép, ghép thửa nào khép kín diện tích thửa đó, sau đó mới tiến hành giao đất ngoài thực địa. Sau DĐĐT, có 1.522 hộ giao đất (giảm 82 hộ), bình quân 1,3 thửa/hộ, số hộ 1 thửa là 1.161 hộ, chiếm 76,3%. Đặc biệt là khi chia ruộng, địa phương đã quy hoạch vào vùng tập trung được 15 mẫu đất 5% của xã bỏ hoang, được nhân dân nhận hết để cải tạo canh tác.

Trong quá trình XDNTM, xã đã vận động được nhiều hộ hiến đất, dỡ bỏ công trình phụ để mở đường giao thông nông thôn, điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Bình (thôn Ái Quốc) đã cắt giữa thổ 100m2, dỡ dậu và móng nhà mới xây (trị giá khoảng 50 triệu đồng). Các ông Bùi Văn Luyến hiến 50m2 đất; Tạ Văn Chỉ, Tạ Văn Thiết hiến 80m2 và thu dỡ 35m dậu; Bùi Văn Thưởng hiến 35m2 đất và dỡ 25m dậu... Xã còn vận động nhân dân tham gia đóng góp 717 ngày công làm đường nông thôn và cống rãnh thoát nước.

Ngoài ra, Nam Thanh còn huy động con em địa phương chung tay, góp sức XDNTM như ông Nguyễn Kim Túc ủng hộ 700m2 gạch để lát nền trụ sở làm việc UBND xã; anh em là sĩ quan quân đội ủng hộ 2 tivi...

Ông Bùi Xuân Thạo, Chủ tịch UBND xã Nam Thanh cho biết, đến nay xã đã đạt thêm 3 tiêu chí, nâng tổng tiêu chí đã đạt lên con số 8. Trong quá trình triển khai XDNTM, Nam Thanh đã rút ra những bài học kinh nghiệm để có hướng đi phù hợp, hiệu quả. Một là, thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức tốt công tác vận động, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trong đó nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Hai là, Ban chỉ đạo, tổ công tác của xã và các tiểu ban của thôn thường xuyên sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, kịp thời phân tích và giải quyết vướng mắc ngay từ cơ sở.

Ba là, yêu cầu đặt ra đối với Nam Thanh là xã có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa, nên muốn phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng thành công NTM phải giữ vững ổn định chính trị.

Bốn là, kịp thời biểu dương những cá nhân, tập thể gương mẫu trong DĐĐT và hiến đất...

Từ kết quả và kinh nghiệm ban đầu, Nam Thanh đặt mục tiêu đến năm 2015 đạt 15-16 tiêu chí NTM.

Phan Lợi

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm228
  • Hôm nay37,295
  • Tháng hiện tại904,806
  • Tổng lượt truy cập90,968,199
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây