Học tập đạo đức HCM

Mảnh đất Sủng Là đổi mới

Thứ hai - 12/11/2012 19:11
Một xã vùng cao từng thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã đổi thay mạnh mẽ và bừng lên sức sống nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới.

Xã Sủng Là, lọt thỏm giữa những dãy núi đá chót vót, là nơi sinh sống của hơn 3.500 nhân khẩu, trong đó 97% là đồng bào dân tộc Mông. Xã có diện tích tự nhiên hơn 1.500 ha nhưng chỉ khoảng 300 ha đất sản xuất nông nghiệp. Vì thế mà nhiều năm qua Sùng Là chưa hết khó khăn.

“Bà con sướng hơn trước”

 

Con đường mới tạo điều kiện cho bà con làm kinh tế. Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng

Thế nhưng, Sủng Là trong những ngày này lại có bộ mặt khác, tràn ngập không khí xây dựng nông thôn mới. Các tuyến đường đất liên thôn ngoằn ngoèo vắt qua những sườn núi đang được cứng hóa bằng bê tông. Các gia đình người Mông, Tày, Dao rộn ràng chỉnh trang lại nhà cửa, sân vườn.

 

Chị Vàng Thị Súa, một phụ nữ người Mông, đang tất bật bên nương rẫy, không giấu nổi niềm vui trước sự đổi mới của quê hương, khoe: “Bây giờ, đường bê tông đã đến từng nhà dân. Bà con đi lại thuận tiện hơn, không còn phải chịu cảnh lầy lội, bùn đất như ngày trước và có cơ hội hơn để mở mang kinh tế”.

Chị Súa bảo rằng, từ lâu, đồng bào trong thôn mơ ước có một con đường bê tông thay cho con đường đất tồi tàn. Bởi vậy mà ngày khởi công làm mới con đường, bà con vui như ngày hội. Chẳng ai bảo ai, mỗi người mỗi việc giúp đơn vị thi công với mong muốn con đường sớm hoàn thành.

Đến thời điểm hiện tại, cả xã đã bê tông hóa được gần 5 km đường liên thôn với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng.

Đưa chúng tôi đi thăm các bản làng chênh vênh trên sườn dãy núi đá, ông Mùa Sè Sính, Bí thư Đảng ủy xã Sủng Là phấn khởi nói: “Cuộc sống của đồng bào đã bớt cực nhọc nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Bà con giờ sướng hơn trước rồi”.

 

Bí thư Đảng ủy xã Sùng Là: "Đời sống của bà con đã sướng hơn trước rất nhiều". Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng.
Ông Bí thư Đảng ủy xã trầm ngâm một lúc rồi tiếp tục câu chuyện. Ông cho biết, nỗi khổ truyền đời của đồng bào dân tộc trong xã là thiếu nước sinh hoạt, ở đây, nước quý như vàng. Cứ vào mùa khô, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đồng bào nơi đây phải đối mặt với nỗi lo thiếu nước ngọt trầm trọng. Người dân thức dậy từ gà gáy, đi bộ hơn 5 cây số, vượt núi cao để lấy nước. Nhưng nhiều khí nước ăn còn không đủ, nói gì đến nước để tắm giặt.

 

Nỗi cực nhọc bao đời ấy của người dân xã Sủng Là đã vơi bớt nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai cách đây hơn một năm. Các gia đình được hỗ trợ xi măng để xây bể đựng nước, làm nhà vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa. Đến nay, hơn 600 gia đình trong xã được hỗ trợ tổng cộng 386 tấn xi măng. Nhờ vậy, cuộc sống của đồng bào được cải thiện đáng kể.

Tổng kết sau hơn một năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bộ mặt Sủng Là đổi thay mạnh mẽ. Sùng Là đã hoàn thành 5/19 tiêu chí nông thôn mới, trong đó có các tiêu chí quan trọng như nhà văn hóa, trạm y tế, giảm nhanh số hộ nghèo (từ mức hơn 71% trong năm 2010, xuống còn 52% tính đến tháng 6/2012).

Niềm vui người dân nơi vùng đá khô cằn

Dẫn chúng tôi lên thôn Lũng Cầm Trên được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới, đi trên con đường bê tông rộng rãi, ông Mua Sè Sính cứ tấm tắc: “Đến giờ, bà con trong thôn vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước sự đổi mới. Bản quê mình đẹp như mơ”. Ông Sính cho biết thêm, thôn Lũng Cẩm Trên đã hoàn thành 10/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

 

Đường vào Sùng Là. Ảnh: VGP/Nguyễn Thắng

Ghé thăm nhà ông Giàng Phái Tủa, một gia đình người Mông thuộc diện hộ nghèo. Hỏi chuyện xây dựng nông thôn mới, giọng ông cứ rưng rưng: “Cuộc sống của gia đình tôi không khổ như trước. Nhà cửa khang trang, sạch đẹp không còn cảnh tồi tàn, lụp sụp”.

 

Ông Tủa lam lũ gần hết đời mới cất được ngôi nhà nhưng nền vẫn nền đất vì không đủ tiền làm mới nên mỗi khi trời mưa, nhà ông lại lầy lội, khổ cực mọi bề.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình ông được hỗ trợ làm được nền nhà bằng xi măng...

Lợi ích mà chương xây dựng nông thôn mới mang lại cho gia đình ông Tủa và nhiều hộ khác trong thôn không chỉ có vậy. Nhà ông còn có thêm niềm vui lớn: Đó là việc không phải thức dậy từ 3 giờ sáng để lấy nước. Cuối năm 2011, ông được hỗ trợ 6 tạ xi măng để làm bể chứa nước to bằng gần nửa cái sân, trữ đủ nước dùng cho cả mùa khô.

Niềm vui của gia đình ông Giàng Phái Tủa và hàng trăm hộ gia người Mông ở thôn Lũng Cầm Trên đang “ươm mầm” cho tương lai mới ở vùng đá khô cằn!

Nguyễn Thắng
Nguồn:chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại647,009
  • Tổng lượt truy cập91,820,738
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây