Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh - Nguyễn Tiến Anh cho biết, nhờ khảo sát đúng nhu cầu và xây dựng được giáo án lên lớp hợp lý, thời gian qua, Trung tâm đã tổ chức trên 250 lớp dạy nghề cho 7.041 học viên tham gia.
Với phương pháp truyền đạt dễ hiểu, cầm tay chỉ việc, thực hành ở mô hình là chủ yếu, phần lớn các học viên lớp dạy nghề do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh tổ chức đã thay đổi nhận thức về sản xuất, nắm vững kiến thức về KHKT, từ đó áp dụng thực tiễn.
Thực hành kỹ thuật khám và điều trị các loại bệnh trên lợn |
Bên cạnh công tác đào tạo nghề, năm 2013, Trung tâm phối hợp với các đơn vị khác tổ chức 847 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt, thủ công mỹ nghệ, máy nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ rừng và môi trường, phổ biến pháp luật... cho 44.408 lượt cán bộ, hội viên nông dân. Trong đó, Trung tâm phối hợp với Công ty Phân bón Sông Gianh tổ chức 4 lớp tập huấn cho 400 hội viên tại huyện Lộc Hà và xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên).
Song hành cùng công tác dạy nghề, vấn đề giới thiệu việc làm cho bà con nông dân là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, luôn được Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân quan tâm thực hiện. Theo ông Nguyễn Tiến Anh, để đẩy mạnh hoạt động giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, Trung tâm đã khảo sát, lựa chọn và ký kết phối hợp với 6 đối tác gồm: Forward, OSC, Hoàng Long, Sona Nghệ An, Trung tâm XKLĐ Trường Cao đẳng nghề du lịch Cửa Lò, Sông Hồng, Việt Hà; làm việc với Bệnh viện Thành An - Sài Gòn ký hợp đồng khám bệnh cho người lao động.
Về công tác tuyên truyền, tư vấn, Trung tâm phối hợp với các đối tác, đơn vị hội cơ sở trực tiếp tổ chức 128 cuộc hội thảo tư vấn cho 2.544 người. Trong đó, Trung tâm trực tiếp tổ chức 15 cuộc hội thảo cho trên 900 lao động tại các huyện Lộc Hà, Kỳ Anh, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và 20 cuộc tuyên truyền lồng ghép tại Đức Thọ, Lộc Hà cho trên 2.100 người và hàng trăm cuộc tư vấn tại nhà cho bà con nông dân trong toàn tỉnh; thường xuyên hỗ trợ lao động làm các thủ tục: khám sức khỏe, làm hộ chiếu, lý lịch tư pháp, phối hợp với Ngân hàng No&PTNT, Ngân hàng CSXH Hà Tĩnh hỗ trợ lao động làm thủ tục vay vốn...
Nắm bắt được những khó khăn của bà con nông dân trong khâu tiếp cận thị trường, tiêu thụ hàng hóa, Trung tâm chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan quảng bá, giới thiệu và kết nối trên 10 nhóm sản phẩm với trên 70 sản phẩm nông sản an toàn của nông dân Hà Tĩnh với các thị trường trong và ngoài tỉnh như: gạo hương thơm, P6 của các tổ hợp nông dân ở xã Thái Yên (Đức Thọ), rượu nếp Khánh Lộc, Tuyết Mai, Văn Lâm, mật mía Sơn Thọ, đậu lạc Ân Phú (Vũ Quang), cam, bưởi Hương Khê, Hương Sơn; mật ong Vũ Quang, Hương Khê, Hương Sơn; trứng gà, trứng vịt Hoa Đức, Hoàng Long; nước mắm, ruốc, hải sản khô của cơ sở Hoan Đào - Thạch Bằng, Thọ Vân - Thạch Kim (Lộc Hà), Kỳ Ninh, Kỳ Xuân (Kỳ Anh), rong biển Miền Trung và bao tiêu 8.350 sản phẩm mây tre đan. Doanh thu trong năm đạt 590 triệu đồng. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã