Học tập đạo đức HCM

Người Hà Nội “sôi nổi“ hiến đất xây hạ tầng nông thôn

Thứ bảy - 18/08/2012 02:14
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), gần đây người dân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã sôi nổi hiến đất xây dựng hạ tầng nông thôn. Tại Hà Nội, mặc dù "tấc đất" "tấc vàng" song ở nhiều huyện ngoại thành, phong trào hiến đất làm đường không kém phần sôi động và đang lan rộng, đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào xây dựng NTM.

 


 Đường làng ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất sau khi được đầu tư.
Đường làng ở xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất sau khi được đầu tư.
Gia đình ông Kiều Văn Tính, thôn Hương Lam, xã Đại Đồng (Thạch Thất) vừa hiến 24m2 đất để mở thông con đường cụt nối thôn mình với thôn bên. Chỉ tay về phía con đường thẳng tắp, ông Tính cho hay: "Trước đây đường này chạy đến nhà tôi là hết, muốn sang thôn bên phải đi vòng rất xa. Vì thế tôi đã bàn với gia đình hiến đất để mở thông đường. Trong nhà không phải ai cũng nhất trí, bởi 24m2 đất bán rẻ cũng được trên trăm triệu đồng, nhưng vì cái lợi chung nên cuối cùng mọi người đã quyết định hiến cho Nhà nước". 
 
Việc ông Tính hiến đất trùng với thời điểm địa phương tập trung xây dựng, cải tạo đường giao thông phục vụ NTM nên chỉ sau một thời gian ngắn, công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn thành, tuyến đường làng nối liền 2 thôn đã được thi công, giúp người dân đi lại thuận lợi.
 
Từ gương hiến đất của hộ ông Tính, các cấp chính quyền, đoàn thể đã vận động, thuyết phục 32 hộ dân sử dụng đất công từ nhiều năm trước tự nguyện trả lại hơn 150m2 cho xã để mở rộng tuyến đường trục chính từ cổng làng đến Đình Hạc dài 832m. 
 
Chủ tịch UBND xã Đại Đồng Khuất Văn Nhân chia sẻ, thực hiện chương trình xây dựng NTM, ngoài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, xã còn giao nhiệm vụ cụ thể cho các tiểu ban xuống từng hộ dân vận động, thuyết phục người dân chủ động xây dựng NTM bằng nhiều việc làm thiết thực.
 
Đặc biệt, với phong trào làm đường giao thông, ngoài những tuyến đường trục chính được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách, tại các tuyến đường ngõ xóm, xã còn giao vật liệu cho các thôn, xóm tự quản lý, xây dựng và giám sát.
 
Tính đến hết tháng 7, đường giao thông ở Đại Đồng đã cơ bản hoàn thành, nhân dân trong xã đã đóng góp gần 10.000 ngày công và hơn 413 triệu đồng để thi công đường ngõ xóm và rãnh thoát nước. 
 
Tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, phong trào hiến đất làm đường được người dân hưởng ứng từ nhiều năm trước với khoảng 3.000m2. Bắt tay vào xây dựng NTM, người dân lại nhiệt tình hiến hơn 3.000m2 đất phục vụ cho các công trình phúc lợi. Không chỉ các xã đang làm điểm xây dựng NTM, nhiều xã triển khai giai đoạn sau cũng đã phát động phong trào, thu được nhiều kết quả tốt như xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì), xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng), xã Cao Dương (huyện Thanh Oai), xã Đông La (huyện Hoài Đức)…
 
Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội - cho hay, nhiều địa phương đã phát động phong trào hiến đất làm đường thu hút hàng nghìn hộ dân tham gia, đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào chương trình xây dựng NTM.
 
Điển hình như xã Song Phượng, huyện Đan Phượng đã huy động được trên 71 tỷ đồng (đạt 148%) cùng hàng nghìn mét vuông đất, hàng nghìn ngày công để mở rộng đường làng ngõ xóm, xây dựng các công trình phúc lợi; xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ huy động được hơn 14 tỷ đồng; xã Đại Áng, huyện Thanh Trì huy động trên 6 tỷ đồng và 727m2 đất xây dựng công trình phúc lợi… 
 
Theo ông Cương, kinh nghiệm ở nhiều địa phương cho thấy, nơi nào làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân thấy được trách nhiệm của mình trong cộng đồng làng xã thì nơi đó phong trào xã hội hóa trong xây dựng NTM sôi động. Ở đâu có sự đoàn kết, đồng thuận cao trong Đảng, trong dân thì phong trào ở đó sẽ rất thuận lợi. Đây là một vấn đề quan trọng, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong xây dựng NTM, khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế.
 
Nguyễn Mai
Theo phapluatvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay37,179
  • Tháng hiện tại904,690
  • Tổng lượt truy cập90,968,083
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây