Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới diện mạo mới trên quê hương Nam Trà

Chủ nhật - 23/08/2015 22:30
“Khi chưa đi thì tôi ngưỡng mộ vì Nam Trà là một trong những xã về đích nông thôn mới ở Hà Tĩnh. Nhưng khi đến nơi, tôi thấy mình ngưỡng mộ nhiều hơn về cả kết quả lẫn cách thực hiện khi cán bộ lãnh đạo và người dân đồng sức đồng lòng. Nam Trà xây dựng nông thôn mới diện mạo mới khang trang, giàu đẹp hơn mà hồn quê vẫn đượm trong con người, cảnh sắc nơi đây”, anh Nguyễn Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền một thành viên trong đoàn chia sẻ.

 

Nam Trà và diện mạo nông thôn mới

Trong khuôn khổ của dự án “Nâng cao hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Irish Aid tài trợ, sáng ngày 25/6 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) đã đưa đoàn các cán bộ, nông dân nòng cốt của 2 xã Thượng Nhật và Phong Mỹ đến thôn Nam Trà, xã Hương Trà để tham quan học tập kinh nghiệm về XDNTM.

Đặt chân xuống Nam Trà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước màu xanh mát của bầu trời, của chè, dó trầm, … những cây trồng chủ lực của thôn và đặc biệt là những hàng rào cây xanh nối lấy cây xanh từ đầu đến cuối thôn. Khoảng 15000 m chè tàu được trồng mới, có những gia đình tự nguyện đập bỏ tường rào đã xây kiên cố dời đi để làm hàng rào xanh. Ngoài ra,  Nam Trà cũng trở nên sạch đẹp hơn nhờ việc thu gom xử lý rác thải được tiến hành 2 lần/1 tuần -có hợp tác xã gồm 9 người đảm nhận trách nhiệm này. Các tiêu chí về hệ thống giao thông, điện chiếu sáng đều được hoàn thiện 100%. Nhà văn hóa thôn có khuôn viên cây xanh, có chỗ chơi cầu lông bóng bàn, có tủ sách báo, có máy tính kết nối internet, … cho con em vui chơi, học tập.

1

Đi giữa đường thôn Xanh – sạch – đẹp của Nam Trà

Chúng tôi ghé thăm gia đình bà Phan Thị Nhiên (58 tuổi). Cũng giống như nhiều gia đình khác của Nam Trà, gia đình bà Nhiên hăng hái hưởng ứng và tích cực thực hiện các hoạt động phong trào Nông thôn mới của thôn từ việc đóng góp 10000 đồng cho việc gom rác hay làm hàng rào xanh, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp ở bếp cho đến dây phơi áo quần, nhà vệ sinh, xử lý chuồng trại, …3 a

3bMô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi của bà Phan Thị Nhiên

Bà Nhiên niềm nở tiếp đón chúng tôi bằng câu chuyện làm kinh tế của chính gia đình mình. “Khi đồng vốn gia đình đang eo hẹp, tôi muốn nuôi bồ câu Pháp nhưng cứ đắn đo ngại đầu tư vì nếu tôi vừa làm chuồng lại vừa mua giống thì tốn kém quá mà không biết lời lãi ra sao. Có chương trình Nông thôn mới, xã cử tổ chuyên môn về điều tra, chọn và hỗ trợ cho gia đình tôi 20 triệu đồng để mở rộng phát triển sản xuất nên tôi phấn khởi lắm. Số tiền được hỗ trợ tôi đem làm chuồng, để vốn mua gần 100 cặp bồ câu Pháp về nuôi”.

4

Bà Phan Thị Nhiên niềm nở chia sẻ

Nhân dân tự chủ, cán bộ tâm huyết

Thôn Nam Trà được chọn làm khu dân cư kiểu mẫu – tiêu chí thứ 20 trong bộ 19 tiêu chí của riêng tỉnh Hà Tĩnh đặt ra cho chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Hương Trà là xã về đích nông thôn mới theo chương trình Quốc gia năm 2014 và được tỉnh công nhận đạt 18/18 tiêu chí. Thu nhập bình quân trên đầu người từ năm 2010 đến năm 2013 là 28,5 triệu đồng; năm là 31, 3 triệu đồng. Số hộ nghèo chỉ còn 7/773 hộ, chiếm 1% trên tổng số hộ của toàn xã. Chúng tôi đã có dịp lắng nghe những chia sẻ của lãnh đạo xã Hương Trà và thôn Nam Trà về bí quyết để giúp Nam Trà phát triển như ngày hôm nay.

5

Ông Đinh Phúc tâm chia sẻ kinh nghiệm làm nông thôn mới

Tâm sự với chúng tôi, ông Đinh Phúc Tâm, bí thư chi bộ thôn Nam Trà một cán bộ quân đội nghỉ hưu vẫn còn nguyên tư chất anh bộ đội cụ Hồ, ông cho biết: “Để thôn Nam Trà đưa được đường bê tông vào tận nhà, hay có gần 1500m chè tàu làm hàng rào, nếp sống mới, … và nhận được sự đồng thuận trong nhân dân chúng tôi đã làm việc hăng say, vận động, tuyên truyền và đặc biệt là để nhân dân làm chủ Chương trình nông thôn mới”.Ông kể câu chuyện về đường bê tông của Nam Trà. Ban đầu thôn chỉ huy động 70 ngàn đồng/hộ để đổ bê tông vào tận ngõ và nhưng nhiều gia đình đã phản đối, thắc mắc. Sau khi họp dân, đối thoại và cho dân hiểu “Đây là con đường để cho chúng ta đi, con cháu chúng ta hưởng và tùy mọi người muốn góp bao nhiêu thì góp” thì kết quả thật bất ngờ. Người dân tự nguyện đóng góp và có gia đình còn đóng 2 triệu đồng tức là cao hơn nhiều lần so với kêu gọi ban đầu của lãnh đạo thôn.

“Để môi trường thôn xóm sạch đẹp như hôm nay, Nam Trà  đã có chiến dịch ra quân quyết liệt. Nhiều cán bộ đã quên cả thời gian riêng tư thứ Bảy, Chủ nhật của chính mình. Chúng tôi đã chỉ đạo Đoàn viên Thanh niên về tại các hộ để giúp họ dọn dẹp ngăn nắp nhà cửa vào ngày thứ Bảy hàng tuần như nếp sống, dây phơi quần áo, di dời nhà vệ sinh,…. Chúng tôi cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể: Đoàn Thanh niên chăm sóc cây cảnh, Chi hội phụ nữ quản lý rác thải, đưa vấn đề vệ sinh thôn xóm, mà trước hết là vệ sinh gia đình vào đánh giá hạnh kiểm đội viên học sinh” ông Đinh Phúc Tâm chia sẻ.

Các khẩu hiệu của Nam Trà về giữ gìn vệ sinh thôn xóm cũng rất ấn tượng. Ví dụ: “Ai vứt rác ra đường thì không phải người dân thôn Nam Trà” là dấu ấn về sự sáng tạo, kết quả tư duy của chương trình Nông thôn mới tại Nam Trà.

2

Nhiều thành viên thích thú trước các câu khẩu hiệu sáng tạo
 

4.4

Đoàn tham quan học tập tặng quà lưu niệm thôn Nam Trà

Ý thức tự chủ của người dân cùng với sự tâm huyết của cán bộ đã đưa Nam Trà đạt được đích Nông thôn mới mà nhiều người trong đoàn tham quan đang mong ước. Chia tay Nam Trà để tiếp tục hành trình học tập của mình, mà lời ông Tâm còn khiến các thành viên trong đoàn tham quan tâm niệm mãi trong lòng “Muốn xây dựng nông thôn mới thành công trước hết phải xác định ban chỉ đạo quản lý thôn là khâu then chốt là quyết định thành công trong xây dựng nông thôn mới. Họ là những người gần gũi với dân nhất, nắm được tâm tư nguyện vọng của bà con. Cán bộ luôn là là người tiên phong dẫn đầu trong mọi hoạt động để người dân noi theo. Muốn nói dân vườn tược xanh sạch thì vườn nhà mình phải xanh sạch trước, muốn người dân đóng góp công của thì mình phải hi sinh đóng góp công của trước. “Cán bộ nào phong trào đó”, thay đổi tư duy cán bộ rồi mới đến thay đổi tư duy người dân”./.

Bảo Hoa
Theo crdvietnam.org

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay13,518
  • Tháng hiện tại164,642
  • Tổng lượt truy cập92,542,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây