Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới trên quê hương Đồng Khởi

Thứ hai - 09/06/2014 20:51
Xác định chỉ có phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên sâu, hiện đại hóa nông thôn thì đời sống kinh tế của nhân dân mới phát triển bền vững, Huyện ủy Mỏ Cày Bắc một mặt ra sức chăm lo an sinh xã hội, vun bồi xây dựng nông thôn mới; mặt khác đã chuyên tâm chỉ đạo nông dân huyện nhà vươn lên bằng thế mạnh sẵn có: trồng trọt và chăn nuôi.

 

Chuyện hiến đất làm đường ở xứ dừa

Huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre), quê hương phong trào Đồng Khởi năm xưa hiện có 8.859 ha trồng dừa. Có thể nói dừa là cây kinh tế và là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân Mỏ Cày Bắc với sản lượng 60 triệu trái dừa/năm. Thế nhưng, hai năm qua, từ khi triển khai phong trào xây dựng nông thôn mới, nhân dân Mỏ Cày Bắc (hơn 90% số hộ có công với cách mạng) đã hiến 7,74 ha đất, 2.000 cây dừa đang thu hoạch để làm đường giao thông nông thôn. Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Bắc Nguyễn Thành Bàn tâm sự: "Nếu mỗi lao động nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 12 triệu đồng/người/năm thì mỗi cây dừa đã cho thu lợi 3 - 4 triệu đồng/cây/năm (300 - 400 trái). Vì thế việc người trồng dừa đốn 2.000 cây dừa để làm 86,5 km đường liên xã, liên ấp là rất đáng quý. Đâu chỉ bỏ dừa, hiến đất, bà con còn góp hơn 50 nghìn ngày công lao động để đắp bờ, vận chuyển, tôn nền đường cho các tuyến giao thông nông thôn được thông thoáng, sạch đẹp. Trong tổng vốn làm đường hơn 22,9 tỷ đồng, thì nhân dân Mỏ Cày Bắc đã góp hơn 10,9 tỷ đồng".

Theo đồng chí Bàn, do là huyện thuần nông nên thủy lợi là điều rất quan trọng. Song song với làm đường, người dân Mỏ Cày Bắc còn góp hơn 6.000 m 2 đất, bỏ hàng nghìn ngày công (100.000 đồng/ngày) để nạo vét khơi thông 11.472 m kênh mương, xây dựng 17 cống, đập bảo đảm nước sinh hoạt và sản xuất lẫn mỹ quan trong phong trào xây dựng nông thôn mới và hiện 100% số xã ở huyện đều đạt tiêu chí thủy lợi. Men theo các tuyến đường mới, việc cải tạo hệ thống điện đã hoàn thành với 7,6 km dây trung thế, 16,95 km dây hạ thế; sửa chữa 4,3 km dây trung thế, 95,8 km dây hạ thế. Người dân các vùng sâu, xa của Mỏ Cày Bắc đã được lắp 3.759 điện kế (tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,5%).

Theo Huyện ủy Mỏ Cày Bắc, từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới đến nay, huyện và Hội đồng hương Bến Tre tại TP Hồ Chí Minh cùng các nhà hảo tâm đã chung tay dựng được 239 nhà tình nghĩa, 187 nhà tình thương, nghĩa tình đồng đội, nhà đại đoàn kết, mái ấm công đoàn với tổng kinh phí gần sáu tỷ đồng, đồng thời xóa hoàn toàn 941 căn nhà tạm. Tuy nhiên, do thuần nông và chưa vơi các vết thương chiến tranh (nạn nhân chất độc da cam, thương bệnh binh nhiều, hộ có công neo đơn nhiều) nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn 11,34%.

Chỉ có phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên sâu, hiện đại hóa nông thôn thì đời sống kinh tế của nhân dân huyện anh hùng Mỏ Cày Bắc mới phát triển bền vững.

Phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Mô hình chăn nuôi heo của anh Trần Công Thành, một nông dân sản xuất giỏi ở xã Tân Thanh Tây hiện có 100 con. Với định hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại, là một đảng viên, anh Thành tiên phong vay vốn mở trại. Được các kỹ sư ở Phòng Nông nghiệp huyện hướng dẫn nâng cao chất lượng và độ đồng nhất của sản phẩm xuất chuồng, thực hiện và duy trì chương trình nạc hóa đàn heo, lứa heo nào xuất chuồng, anh Thành cũng thu về vài mươi triệu đồng tiền lãi. Không những thế, anh còn vận động 100% số đảng viên, 90% số nông dân trong xã dùng túi bi-ô-ga, hầm bi-ô-ga để bảo đảm vệ sinh môi trường, tiết kiệm chất đốt rất hữu ích. Theo UBND huyện Mỏ Cày Bắc, hiện đàn heo của huyện được xem là nhiều nhất tỉnh với tổng đàn gần 95 nghìn con. Trong quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020, huyện sẽ ổn định tổng đàn heo khoảng 150 nghìn con nhằm giúp nông dân vươn lên xóa nghèo, thành hộ khá. Riêng về vốn thì "cứ có chăn nuôi là được giải ngân vay từ nguồn Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Quỹ XĐGN... ".

Ngoài chăn nuôi heo, nông dân Mỏ Cày Bắc còn tận dụng lao động nông nhàn ít đất, đồng ruộng, phế phẩm nông nghiệp để chăn nuôi đàn bò 9.500 con, đàn dê 4.200 con và đàn gia cầm 602 nghìn con. Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thành Bàn nói vui: "Ngày xưa rơm thì đốt đi, ngày nay một xe rơm giá nửa triệu đồng vì bà con dùng cho bò, dê ăn. Một con số đáng nể là huyện hiện có 14.130 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được Trung ương, tỉnh, huyện, xã khen thưởng... đã chứng minh chăn nuôi là hướng thoát nghèo đúng đắn".

Lão nông Đặng Văn Rô (Ba Rô, xã Thanh Tân) được mệnh danh là "vua bưởi da xanh". Ông Ba Rô tuy học chỉ hết tiểu học nhưng nói chuyện thì như một kỹ sư, ông cho biết: Thấy diện tích dừa già cỗi, vườn cây kém hiệu quả, tôi đã chuyển đổi sang trồng bưởi da xanh và thắng lớn bởi giá bưởi không lúc nào dưới 50.000 đồng/kg, mà trồng bưởi ít tốn diện tích hơn dừa". Theo chân lão nông Ba Rô, những năm gần đây, nông dân Mỏ Cày Bắc được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Bến Tre đã trồng gần 1.000 ha bưởi da xanh (trong tổng diện tích cây ăn quả các loại là 2.733 ha). Trên cơ sở đó, Huyện ủy Mỏ Cày Bắc đã đưa vào nghị quyết về phát triển kinh tế nông nghiệp đến năm 2015, phải nâng sản lượng bưởi da xanh lên 7.550 tấn/năm (măng cụt 2.475 tấn/năm, sầu riêng 1.375 tấn/năm, chôm chôm 384 tấn/năm), đặc biệt là tập trung đầu tư xây dựng vùng trồng cây ăn trái đặc sản an toàn bưởi da xanh 540 ha ở các xã Tân Thanh Tây, Nhuận Phú Tân, Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Tân Thành Bình...

Để hiện thực hóa nghị quyết, Huyện ủy Mỏ Cày Bắc đang ráo riết chỉ đạo các ngành trong huyện đẩy mạnh công tác quản lý giống và biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, trong đó tập trung phòng, chống sâu đục trái bưởi; hướng dẫn nông dân xây dựng thương hiệu hàng hóa, sản xuất theo quy trình GAP trên bưởi da xanh để đưa thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện lên cao (nghị quyết đến năm 2015 đạt 35 triệu đồng/người/năm), tạo ấm no bền vững cho nhân dân vùng đất Đồng Khởi anh hùng.

Dương Minh Anh
Nguồn nhandan.org.vn



 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập342
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại734,725
  • Tổng lượt truy cập90,798,118
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây