Học tập đạo đức HCM

OCOP và dấu ấn tuổi lên 3

Thứ bảy - 12/11/2016 18:52
Sau 3 năm xây dựng hệ thống tổ chức “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP), tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Phóng viên NTNN đã trao đổi với ông Ngô Tất Thắng (ảnh) - Phó ban chuyên trách Ban điều hành Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh về một số nội dung liên quan đến chương trình này.

Ông Ngô Tất Thắng cho biết: Trong 3 năm qua, Quảng Ninh đã có 103 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm OCOP, 25 quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm OCOP được quy hoạch với diện tích mặt đất, mặt nước là 1.13ha.

 ocop va dau an tuoi len 3 hinh anh 1

Bằng các hình thức hội chợ, triển lãm, Quảng Ninh đã đưa sản phẩm OCOP dần trở thành quen thuộc với người tiêu dùng. Ảnh:  Gian hàng OCOP của huyện Bình Liêu tại một hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP.  Ảnh: Đặng Dung

Doanh số bán ra của các mặt hàng OCOP đạt được ở mức nào, thưa ông?
- Doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất OCOP trong 3 năm qua đạt khoảng 672 tỷ đồng.

 

Tổng vốn thực tế đã huy động để sản xuất là 367 tỷ 747 triệu đồng trên tổng số vốn các dự án là 480 tỷ 943 triệu đồng, trong đó vốn vay ngân hàng là 68 tỷ 656 triệu đồng, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 58 tỷ 243 triệu đồng thực hiện hỗ trợ trực tiếp đầu tư hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ lãi suất, thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp bao bì, xúc tiến thương mại.

Hệ thống tổ chức sản xuất của các tổ chức tham gia Chương trình OCOP bao gồm những thành phần kinh tế nào, thưa ông?

-Đó là các doanh nghiệp  (DN) vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở, hộ sản xuất. Tính đến  cuối tháng 9.2016 đã có 180 tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ sản xuất trong tỉnh tham gia chương trình.

Cụ thể, về tổ chức kinh tế, có 86 đơn vị (đề án đặt mục tiêu có từ 20 – 30 đơn vị), khối DN có 32 đơn vị, chiếm 37,2%, trong đó DN tư nhân: 1, công ty TNHH: 9, công ty cổ phần: 22. Khối kinh tế tập thể có 47 đơn vị, chiếm 54,65%, trong đó hợp tác xã có 36; tổ hợp tác 11 đơn vị, hội sản xuất có 7 đơn vị. Về kinh tế hộ có 94 cơ sở, hộ sản xuất.

Đáng chú ý là trong số này, có thành lập mới 12 DN, 29 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác và phát triển mới 94 hộ cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.

Ông có thể cho biết thêm về quy mô, năng lực của các tổ chức kinh tế này?

- Theo số liệu tổng hợp, tổng vốn pháp định của các tổ chức kinh tế đăng ký đạt hơn 117 tỷ đồng, tổng số lao động tham gia là 2.172 người. Tuổi bình quân của chủ DN, hợp tác xã là 44 tuổi, trình độ học đại học có 20 người, chiếm 37%. Diện tích đất, mặt nước các DN, HTX đang sở hữu, sử dụng 2.289ha.

Tiêu chuẩn hóa sản phẩm OCOP
Mục tiêu của đề án ban đầu là phát triển từ 30 – 40 sản phẩm, nhưng với sáng tạo của các đơn vị sản xuất, sản phẩm OCOP được thương mại hóa tăng nhanh theo thời gian triển khai. Năm 2014 có 48 sản phẩm (gồm cả thô, và hoàn thiện một phần). Năm 2015 có 120 sản phẩm, tương đối hoàn thiện về bao bì, nhãn mác. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 21 sản phẩm có số công bố tiêu chuẩn chất lượng phù hợp, phần lớn các sản phẩm đã có mã số mã vạch theo quy định.

Trà hoa vàng Ba Chẽ đã trở thành sản phẩm được nhiều người ưa thích. Q.T.V

Tính đến tháng 9.2016, Quảng Ninh có 198 sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm có bao bì nhãn mác đẹp, kiểu dáng chuyên nghiệp, sản phẩm thuộc các nhóm thực phẩm - ẩm thực, đồ uống và thảo dược đều đạt các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
Ngoài sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ được hình thành có bước phát triển như Du lịch làng quê Yên Đức - Đông Triều, Lễ hội hoa sở Bình Liêu, Lễ hội Trà hoa vàng Ba Chẽ... tạo sự hấp dẫn và sức hút du lịch cho các địa phương.

Nam Phong

 

Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong nước đưa chương trình này trở thành một điểm nhấn sáng tạo trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ông có thể cho biết lãnh đạo chính quyền các cấp đóng vai trò như thế nào đối với chương trình này?

- Đối với Ban ddđiều hành hành OCOP cấp tỉnh, Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và 19 thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các sở ngành, trong đó có một phó ban thường trực là trưởng ban xây dựng nông thôn mới, có 1 phó ban chuyên trách là trưởng phòng nghiệp vụ, ban xây dựng nông thôn mới. Cơ quan thường trực là Ban xây dựng nông thôn mới, có phòng nghiệp vụ OCOP chuyên trách, ngoài ra còn có các tiểu ban giúp việc cho ban điều hành cấp tỉnh.

Đối với ban điều hành OCOP cấp huyện, cơ quan thường trực là phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (hoặc phòng kinh tế) với 1 - 2 cán bộ quản lý kiêm nhiệm. Trưởng ban điều hành OCOP cấp huyện là phó chủ tịch UBND cấp huyện, các thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các phòng ban.

Để các đơn vị tham gia chương trình này có hiệu quả, Quảng Ninh đã xây dựng “hệ sinh thái” hỗ trợ các DN, HTX, tổ hợp tác, cơ sở hộ sản xuất như thế nào?

- Hệ thống hỗ trợ các cộng đồng OCOP được hiểu là các cơ quan hỗ trợ, hệ thống chính sách, hệ thống văn bản hướng dẫn... nhằm hỗ trợ phát triển và thương mại hoá sản phẩm truyền thống, từ cấp tỉnh, huyện đến xã theo chu trình thường niên, gồm các văn bản quản lý hành chính nhà nước, các thỏa thuận, hợp đồng, các quy hoạch, dự án được phê duyệt.

Ngoài hệ thống Ban điều hành OCOP từ tỉnh đến huyện, hệ thống hỗ trợ các cộng đồng còn bao gồm: Các đơn vị tư vấn phát triển DN, hợp tác xã, tư vấn đào tạo lãnh đạo cho hợp tác xã, DN cộng đồng, tư vấn phát triển sản phẩm, tư vấn sở hữu trí tuệ, tư vấn lập quy hoạch, lập dự án, tư vấn quản lý tài chính sản xuất... Đến nay, đã có 20 đơn vị tư vấn trong nước, trong tỉnh đang tham gia tư vấn cho Chương trình OCOP, điển hình là các thỏa thuận hợp tác phát triển, hợp đồng tư vấn phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị giữa các đơn vị ngành dược trong nước với các HTX, DN cộng đồng OCOP. Ví dụ hợp đồng ký kết giữa DK Pharma với Công ty Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ), với HTX Phát triển xanh Bình Liêu, với HTX Dược liệu xanh Đông Triều.

Các đối tác OCOP là các đơn vị cung ứng dịch vụ/vật tư đầu vào, bao bì, nghiên cứu phát triển, khoa học công nghệ, dịch vụ hỗ trợ đăng ký, công bố sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, ngân hàng, cơ quan truyền thông... đang tiếp tục từng bước thực hiện công tác kết nối, đến nay đã có 12 – 15 đơn vị trong và ngoài tỉnh là các đối tác có chất lượng của Chương trình OCOP. Vào quý IV.2016, Quảng Ninh sẽ tổ chức hội nghị đối tác OCOP lần thứ nhất.

Quảng Ninh cũng đã ban hành nhiều số chính sách hỗ trợ quan trọng liên quan đến OCOP như hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ hạ tầng, xúc tiến thương mại, khuyến công, quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung... Báo NTNN đã từng đề cập đến nội dung này, nên tôi xin không nêu kỹ lại.

Một trong những chuỗi sự kiện kết nối cung cầu đối với sản phẩm OCOP là các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. Ông có thể cho biết thêm về hiệu quả của những hoạt động này?

-Trong 3 năm qua, Quảng Ninh đã tổ chức hiệu quả 12 đợt triển lãm, quảng bá giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các thị trường Nam Ninh, Vân Nam (Trung Quốc), tại TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng... Đặc biệt, tỉnh duy trì hội chợ OCOP thường niên 2 kỳ/năm tại TP.Hạ Long, qua đó đã giúp cho các cơ sở sản xuất OCOP tiếp cận với thị trường, thực hiện giao dịch trực tiếp với nhà phân phối, bán lẻ, cũng như nâng cao chất lượng, đổi mới kiểu dáng công nghiệp bao bì sản phẩm OCOP. Điều thú vị là chính “Hội chợ OCOP” đang dần từng bước trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh.

Không dừng ở tổ chức sự kiện, Quảng Ninh bước đầu đã hình thành hệ thống xúc tiến bán hàng riêng của Chương trình OCOP, hiện đã có các trung tâm, điểm bán hàng OCOP tại các khu du lịch, khu dân cư tập trung như Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Ba Chẽ, Bình Liêu, Hải Hà; các huyện Đầm Hà, Cẩm Phả đang đầu tư xây dựng, các địa phương còn lại đang tích cực kêu gọi đầu tư các điểm bán hàng OCOP... Tuy nhiên công tác kết nối cung cấp sản phẩm và quản lý bán hàng OCOP tại các điểm đã đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

Xin cảm ơn ông! 

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Hôm nay49,512
  • Tháng hiện tại754,625
  • Tổng lượt truy cập90,818,018
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây