Học tập đạo đức HCM

Phòng chống bão lụt ở Lộc Hà - Còn đó những nỗi lo

Thứ hai - 04/06/2012 20:46
Sự tác động của biến đổi khí hậu và diễn biến bất thường của thiên tai trong những năm gần đây đã thực sự là những yếu tố gây tổn thất nghiêm trọng, đe doạ sự bình yên trong cuộc sống của mỗi người dân ở huyện Lộc Hà...

Còn nhớ mùa bão lụt năm trước, ảnh hưởng của các cơn bão số 3, 4 và số 6, kèm theo mưa lớn đã làm hư hỏng toàn bộ tài sản trên đồng ruộng của bà con và làm sạt lở 200m kè biển ở xã Thạch Kim, tràn và sạt lở 250m đê Tả Nghèn, đoạn đi qua xã Mai Phụ và Hộ Độ, đê Nam Hà - Hộ Độ.

Diễn biến khó lường của thời tiết, những khó khăn trong cuộc sống của bà con cùng sự thiếu thốn về các điều kiện trang thiết bị, nguồn nhân lực, kinh phí... trong công tác phòng chống bão lụt đã thực sự trở thành nỗi lo canh cánh trong lòng những người làm công tác lãnh đạo trên địa bàn. Nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn về người và tài sản của nhân dân ở địa phương có 12km bờ biển cùng hệ thống sông ngòi dày đặc bao quanh lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Từ nỗi lo, từ phương châm “phòng là chính” nên việc chủ động các phương án phòng chống bão lụt ngay trước mùa mưa bão đã được Lộc Hà sớm triển khai đi vào cuộc sống.

Phòng chống bão lụt ở Lộc Hà - Còn đó những nỗi lo

Hiện trạng cống Nhà Chùa ở xã Thạch Bằng đã xuống cấp nghiêm trọng

Anh Trần Văn Nghĩa – Phó Phòng nông nghiệp huyện Lộc Hà cho biết: “Công tác này đã được huyện triển khai ngay từ những ngày cuối tháng 4. Rút kinh nghiệm qua bài học thực tế trong công tác phòng chống bão lụt từ những năm trước, năm nay, sự chủ động trong việc xây dựng các phương án phòng chống bão lụt của huyện được triển khai ngay tại các xã, từ đó khâu nối tình hình từ công tác chuẩn bị đến những phương án khắc phục hậu quả...”

Song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về thiên tai, bão lũ, sự chủ động phương án" 4 tại chỗ", tích luỹ lương thực, thuốc men, nước, phương tiện và các vật tư như cọc tre, bao tải, đất đá... đã trở thành việc làm thường xuyên của BCĐ huyện trước mùa mưa bão. Qua đó, trên địa bàn 13 xã đã chủ động 18.000m3 đất đắp sạt lở; 4.450 cọc tre, 3.900 phên tre, 2.400kg rơm rạ và 81.500 bao tải cùng với đông đảo nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.

BCĐ PCLB huyện cũng đặc biệt quan tâm xây dựng những phương án, kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng địa bàn. Ở những xã vùng hạ can – vùng thấp trũng gần với sông Nghèn, huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc đảm bảo an toàn các hồ chứa nước Khe Hao (Tân Lộc), Đồng Hố (Hồng Lộc), tập trung phòng chống lụt cùng với phương án tiêu úng, di dời dân. Đối với khu vực trọng điểm vùng ven biển, việc thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành tích, xả, cắt lũ hệ thống các cống ngăn mặn giữ ngọt, tiêu thoát lũ đảm bảo an toàn cho dân cư trong vùng, triển khai các phương án cứu hộ, cứu nạn trên biển... cũng đã trở thành một trong những nhiệm vụ đặt lên hàng đầu.

Tinh thần chủ động, sự quyết tâm của lãnh đạo huyện trong việc góp phần bảo vệ sự an toàn về tài sản và tính mạng của người dân nơi đây còn được thể hiện rõ nét qua sự phân công, phân nhiệm đội ngũ cốt cán ở 6 đoàn trong công tác kiểm tra, chỉ đạo tại các địa phương. Thế nhưng, với đội ngũ cán bộ và người dân nơi đây, nỗi lo trước mùa mưa bão vẫn luôn thường trực. Bởi, với tuyến đê Tả Nghèn từ xã Ích Hậu đến xã Thạch Bằng kéo dài 33,5m nhưng mới chỉ 50% tuyến đê được kiên cố. Bên cạnh đó, một số đoạn trong hệ thống kè biển ở những vùng Hộ Độ, Mai Phụ, Thạch Bằng, Thạch Kim vẫn còn đối diện với nguy cơ sạt lở.

Một số cống đặc biệt là cống Nhà Chùa ở xã Thạch Bằng đã xuống cấp nghiêm trọng với hiện trạng lộng đáy, mang cống bị xói lở, hệ thống vận hành hỏng hoàn toàn. Anh Trần Ngọc Lý - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng cho biết thêm: “Hàng năm xã và huyện đầu tư hàng trăm triệu đồng để khắc phục nhưng năm nay thì không thể khắc phục được. Thực tế vấn đề này đã được chúng tôi đề xuất 4 năm nay và cũng đã có nhiều đoàn về kiểm tra hiện trạng nhưng kinh phí để sửa chữa vẫn chưa có. Mùa mưa bão đến gần, chúng tôi lại càng lo lắng hơn khi cống này có tác dụng tiêu thoát lũ, ngăn mặn cho cho người dân và 300 ha đất sản xuất tại các xã Thạch Bằng, Thạch Châu và Thạch Mỹ. Chúng tôi mong sự giúp đỡ của cấp trên nguồn kinh phí để kịp thời khắc phục hiện trạng”.

Bên cạnh nỗi lo về sự xuống cấp... thì sự chậm trễ trong việc thi công các công trình lớn như: Tỉnh lộ 9, đường cứu hộ đê sông, đê tả nghèn, kè biển...cũng là một trong những khó khăn của người dân huyện mới trước mùa mưa bão.

Anh Thư
Nguồn: Báo Hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập161
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại649,489
  • Tổng lượt truy cập91,823,218
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây