Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo các sở, ngành địa phương cùng dự.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong tháng 6 trùng với đợt cao điểm thu hoạch vụ xuân, triển khai sản xuất vụ hè thu nên khối lượng thực hiện thấp hơn các tháng trước. Tuy vậy, một số nội dung có chuyển biến tích cực khi các địa phương phát động tháng cao điểm ra quân xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu; các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2018 đều có sự nỗ lực, có khối lượng hoàn thành khá lớn như: Cẩm Minh, Cẩm Thạch, Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên), Cương Gián (Nghi Xuân), Hương Trạch (Hương Khê)...
Về xây dựng đô thị văn minh, thành phố Hà Tĩnh và một số địa phương khác đã triển khai và hoàn thành nhiều nội dung, công việc cụ thể.
Tại cuộc họp, đại biểu các sở, ngành địa phương cũng phân tích, làm rõ những tồn tại như: Nhiều xã không thành lập được mới được mô hình sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết 32/NQ-HĐND đạt thấp.
Trong 5 tháng đầu năm có 6 huyện, thành, thị không phát sinh mới đối tượng vay vốn. Tiến độ làm kênh mương nội đồng, rãnh thoát nước theo cơ chế hỗ trợ xi măng chậm. Tỷ lệ giải ngân vốn nông thôn mới ở một số địa phương đạt thấp...
Cũng tại cuộc họp, Ban soạn thảo Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là OCOP Hà Tĩnh) báo cáo dự thảo đề án với mục tiêu chung nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn; góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, trên cơ sở tạo ra sản phẩm tốt, có nhãn mác, thương hiệu, được cấp chứng nhận OCOP...
Thảo luận, góp ý đề án, các đại biểu đều thống nhất với chủ trương, nội dung, mục tiêu đề ra. Đại biểu cho rằng, cần nghiên cứu kỹ, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương. Sản phẩm phải thực sự tiêu biểu, đạt chất lượng và phải có “sức hút” trên thị trường. Cần phải có tổ chức, doanh nghiệp thực sự có năng lực kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định: 6 tháng đầu năm, tỉnh đạt được kết quả khá trên các lĩnh vực; điều đó khẳng định vai trò của cấp ủy, chính quyền, trong đó có vai trò của ban chỉ đạo NTM các cấp. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn vào những hạn chế, đó là chiều sâu của tổ chức sản xuất, của thu nhập chưa bền vững; việc huy động nguồn lực, tỷ lệ giải ngân thấp...
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, chính sách nào chưa phù hợp cần điều chỉnh, không để chính sách “treo”, chính sách không đi vào cuộc sống. Các sở, ngành, địa phương cần soát xét các việc còn tồn tại để có giải pháp khắc phục kịp thời; đánh giá lại vấn đề sản xuất và tổ chức sản xuất; rà soát lại thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đặc biệt là 2 địa phương phấn đấu xây dựng huyện NTM và các xã phấn đấu đạt chuẩn 2018... Đồng thời tăng cường theo dõi, kiểm soát vấn đề an ninh trật tự ở cơ sở.
Về đề án OCOP, Bí thư Tỉnh ủy hoan nghênh các ý kiến trách nhiệm, thu hút được trí tuệ tập thể để xây dựng, triển khai thực hiện đề án OCOP tốt hơn. Song, cũng cần bình tĩnh, không nóng vội mà sáng suốt lựa chọn phương án tối ưu. Sản phẩm OCOP phải có dự báo thị trường đảm bảo sản xuất gắn với tiêu thụ.
Thanh Hoài - Anh Tấn/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã