Được mùa cá ở Thạch Kim (Thạch Hà).
Niềm vui ngày giáp Tết
Đến với các vùng quê NTM ở Hà Tĩnh, điều dễ dàng cảm nhận thấy là người dân ở đây như vừa xua đi được những khó khăn, cực nhọc của năm 2016. Một ngư dân ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà phấn khởi khoe với chúng tôi: “Không ngờ ngư dân Thạch Kim có một cái Tết vui như thế này, bởi cận Tết được nhận tiền bồi thường thiệt hại môi trường biển, vừa ra khơi đánh bắt mỗi chuyến cho thu hoạch từ 3,5-4 tấn cá roọc, thuyền cập bến thương lái đổ xô nhau thu mua tiêu thụ hết. Trong dịp Tết, nhiều chủ thuyền trúng to, thu nhập từ 120- 150 triệu đồng mỗi chuyến biển”.
Không những ngư dân xã Thạch Kim trúng đậm lộc biển mà ngư dân các huyện Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh cũng ra khơi sớm do cá xuất hiện nhiều. Ngư dân Phạm Văn Thanh ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) phấn khởi nói với chúng tôi: “Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua, mùa xuân nối tiếp mùa xuân, ngư dân chúng tôi phấn khởi trước sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, được nhận gạo hỗ trợ hàng tháng, được nhận tiền đền bù thiệt hại môi trường biển, được hỗ trợ kinh phí đóng thuyền, mua sắm phương tiện ra khơi đánh bắt. Nhờ có phương tiện máy móc hiện đại nên chúng tôi tiếp cận được các ngư trường xa, rộng lớn, ngày đêm bám biển khai thác đánh bắt thủy sản và bảo vệ vùng biển thân yêu của Tổ quốc”.
Rời ngư dân vùng biển, chúng tôi đến với các vùng nông thôn miền núi Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê. Mặc dù thời tiết những ngày giáp Tết ở Hà Tĩnh mưa dầm, gió bấc nhưng về các vùng nông thôn bây giờ, hệ thống giao thông nông thôn đều được bê tông hóa, nhựa hóa, mặc cho mưa dầm, gió bấc, xe cộ cứ tấp nập hối hả, bạn bè, con cháu ở xa ngày Tết tranh thủ về thăm quê, ô tô chạy vào tận nhà. Nông thôn Hà Tĩnh bây giờ đã trở thành các khu dân cư kiểu mẫu, không thua gì thành phố, nhà cửa khang trang, sạch sẽ gọn gàng. Tết đến, đâu đâu cũng cờ hoa rực rỡ, người dân đón Tết đủ đầy no ấm.
Những người buôn bán nhỏ lẻ thường tới trang trại thu mua camm Bù, sau đó về đem bán dọc đường.
Thiên thời, địa lợi, nhân hòa
Ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, tâm sự, năm 2017 sẽ là năm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” bởi tín hiệu vui đầu xuân không có đợt rét mạnh nào như những năm trước, thời tiết rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vì thế, vụ xuân năm nay, toàn tỉnh tận dụng tối đa diện tích đất đai, gieo cấy đạt trên 56.000ha, đạt 100% kế hoạch, cơ cấu đúng lịch trình, thời vụ.
Thực tế tại các vùng nông thôn, chúng tôi thấy được nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa bày bán la liệt ở các chợ đầu mối, như cam Bù Hương Sơn, cam Khe Mây, Hương Khê, cam chanh Chợ Bộng, Vũ Quang… đến các sản phẩm rau, củ, quả sạch như su hào, bắp cải, hành tây, măng tây; các loại thịt bò, lợn gà, thủy hải sản các loại.
Tại cuộc giao ban báo chí của tỉnh đầu xuân vừa qua, ông Lê Minh Đạo, Chánh văn phòng UBND tỉnh, người phát ngôn của tỉnh cho biết: Nhiệm vụ an sinh xã hội, chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội được triển khai thực hiện sớm và khá đồng bộ theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Đến ngày 24/01/2017 (27/12 âm lịch),13/13 huyện, thành phố, thị xã hoàn thành việc chi trả trợ cấp tháng 02/2017 cho trên 46.000 người có công, với kinh phí gần 130 tỷ đồng, chi trả trợ cấp thường xuyên cho 68.000 đối tượng bảo trợ xã hội, với kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi, tặng 211.101 suất quà với tổng kinh phí 38,75 tỷ đồng. Lương, thưởng cho công nhân, người lao động được bảo đảm, không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng, không có doanh nghiệp nợ lương người lao động; tiền thưởng Tết cao nhất 25 triệu đồng.
Nói về nông nghiệp, gieo cấy lúa vụ xuân bảo đảm lịch thời vụ, tính đến ngày 03/02/2017, tổng diện tích gieo cấy đạt 56.603ha/57.967ha (97,6% kế hoạch), trong đó gieo thẳng chiếm 70,2%, cấy chiếm 29,8% diện tích. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 tăng 23,63% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 5,27%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,83%; một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện sản xuất tăng 48%, thức ăn gia súc tăng 33%, thực phẩm chế biến tăng 325%, sợi dệt tăng 13,3%, bia lon tăng 1,05%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 đạt 2.674 tỷ đồng, tăng 6,48% so với tháng trước và giảm 18,88% so với cùng kỳ .Đến 02/02/2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 25 triệu USD, tăng 133%; nhập khẩu 28,3 triệu USD, giảm 66,7% so với cùng kỳ; đến ngày 06/02/2017, tổng thu ngân sách đạt 476,3 tỷ đồng, bằng 6,5% kế hoạch năm Trung ương giao, 6,2% kế hoạch HĐND tỉnh giao, tương đương cùng kỳ năm 2016. Thành lập mới 45 doanh nghiệp, bằng 60,8% cùng kỳ. Chấp thuận chủ trương đầu tư 11 dự án, tổng vốn đăng ký 1.673 tỷ đồng; số dự án đăng ký tăng 57% so với cùng kỳ.
Ông Trần Huy Oánh, Chánh văn phòng điều phối chương trình XDNTM tỉnh đánh giá: “Qua cơn hoạn nạn mới hiểu thấu lòng nhau”, nếu phong trào XDNTM không kịp tiến trình, không có sự hy sinh đóng góp của người dân thì không thể có ngày hôm nay.
Sắc xuân mới ở một tỉnh khó khăn nơi khúc ruột miền Trung đã hiện diện bởi người Hà Tĩnh trong khó khăn hoạn nạn vẫn luôn đoàn kết bên nhau, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp phát triển quê hương đất nước. Tin tưởng rằng mọi khó khăn cũng sẽ vượt qua, Hà Tĩnh sẽ ổn định để tiếp tục phát triển.
Theo Anh Bình/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã