Do thói quen, sợ tốn tiền
Đánh giá về tỷ lệ sử dụng nước sạch tại địa phương, ông Bùi Thanh Việt - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Quản lý chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Tân Thông Hội cho biết: “Mặc dù các ban, ngành, đoàn thể xã, ấp đã có nhiều nỗ lực trong công tác vận động, tuyên truyền đến người dân, tuy nhiên tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch còn thấp, do thói quen sử dụng nước giếng khoan của đa số người dân và tin tưởng nước tốt, không ảnh hưởng sức khỏe. Một lý do nữa là người dân có tâm lý không muốn trả thêm tiền phí nước hàng tháng. Bên cạnh đó, dịch vụ ghi chỉ số nước, thu phí còn nhiều bất cập nên người dân ngưng sử dụng”.
Người dân sử dụng nước giếng khoan bơm vào bồn chứa. Ảnh: H.Q
"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động hộ dân sử dụng nước sạch đạt 100% số hộ đã gắn đồng hồ”. Ông Bùi Thanh Việt - |
Còn về phía người dân, qua trao đổi, một số người cho rằng, hiện giá nước sạch còn cao, nếu dùng hoàn toàn nước sạch để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày thì sẽ phát sinh một số tiền lớn phải trả hàng tháng cho dịch vụ này.
Theo anh Trần Quốc Vũ, ngụ đường 24, ấp Trung: “Gia đình tôi đã được gắn đường ống nước sạch, nhưng cũng chỉ dùng khoảng 10% cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”. Lý do dùng ít nước sạch, theo anh Vũ là trước giờ dùng nước giếng khoan thấy vẫn tốt, quen rồi, giờ dùng nước máy chưa quen, mùi khác với mùi nước giếng, kiểu như mùi thuốc tẩy nên không thích dùng.
Ông Mai Văn Cỡ - Tổ trưởng tổ 2, đồng thời là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh của ấp Trung, người tích cực đi vận động các hộ dân sử dụng nước sạch, chia sẻ: “Trên địa bàn tôi phụ trách, có một vài hộ đã gắn đồng hồ, nhưng chỉ số nước tiêu thụ rất ít, hoặc gần như không phát sinh. Bà con vẫn còn tâm lý rằng nước giếng còn dùng tốt, chưa bị ô nhiễm nên tiếp tục sử dụng. Vài hộ không dùng nước sạch do lo ngại phải trả thêm tiền hàng tháng”.
Dịch vụ còn nhiều bất cập
Một hộ dân ở ấp Hậu cho biết, gia đình rất ít dùng “nước vòi”, chủ yếu sử dụng vào việc ăn uống, còn lại các sinh hoạt khác như tắm rửa, giặt giũ, tưới cây, vệ sinh chuồng trại đều dùng nước giếng. Ông cho biết còn chưa tin tưởng về độ chính xác của đồng hồ nước, vì có khi gia đình ít dùng mà đồng hồ lại báo quá nhiều (?!)
Cũng tại ấp Hậu, chị Mỹ Trinh - chủ một nhà vườn trồng lan tỏ ra không hài lòng về nhân viên ghi số nước: “Gia đình tôi dùng nước với lượng trung bình đều đặn mỗi tháng, không có nhu cầu gì tăng đột biến. Tuy nhiên vừa qua, đùng một cái hóa đơn tháng rồi hết hơn 600.000 đồng, gấp mấy lần những tháng trước. Hỏi lại bên cấp nước thì được biết do nhân viên ghi chỉ số nước sai sót những tháng trước nên tháng này cộng gộp!”.
Tương tự ông Trần Ngọc Thanh ngụ tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội nói thẳng: “Bản thân tôi hết sức ủng hộ việc dùng nước sạch và cũng tích cực vận động bà con lối xóm cùng dùng. Tuy nhiên quả thật vấn đề dịch vụ cung cấp nước còn nhiều bất cập, đơn cử như việc gắn đồng hồ, để ở vị trí không thuận lợi, nếu nhà đi vắng nhân viên ghi chỉ số không vào ghi được mà áng chừng chỉ số, như vậy là không chính xác. Hơn nữa, người ghi chỉ số và bên thu tiền phí lại đi vào 2 lần khác nhau, người dân tiếp rất mất thời gian, việc này bên dịch vụ nên kết hợp để thuận tiện hơn cho dân”.
Theo Hữu Quang (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh