Theo đánh giá của UBND tỉnh, từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã huy động gần 30 nghìn tỷ đồng phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách Nhà nước trên 3,6 nghìn tỷ đồng, vốn tín dụng gần 17,4 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của các DN, trang trại, nông hộ là 6,2 nghìn tỷ đồng, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư là 1,8 nghìn tỷ đồng và các nguồn vốn khác...
Đến năm 2014, nhờ các chương trình tín dụng đã có trên 8.400 hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn
Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình với 100% xã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới được UBND thành phố phê duyệt, TP. Thái Nguyên đang là một trong những địa phương đi đầu xây dựng nông thôn mới có hiệu quả nhất trong toàn tỉnh. Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong 3 năm là trên 175 tỷ đồng, trong đó nguồn đóng góp của nhân dân và DN là trên 34 tỷ đồng.
Đến nay, 100% xã thuộc thành phố Thái Nguyên đã có đường giao thông thuận tiện, đủ tiêu chuẩn cho ô tô đến trung tâm xã. Hệ thống giao thông liên xóm, liên xã được kiên cố hóa, các công trình thủy lợi được nâng cấp phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc được xây dựng kiên cố, hệ thống lưới điện quốc gia đã được xây dựng đến hầu hết tất cả các xóm, xã trên địa bàn.
Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Phú Bình cũng tích cực trong việc huy động các nguồn vốn. Theo UBND huyện Phú Bình, trong năm nay, tổng nguồn lực huy động để thực hiện các nội dung thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện ước đạt gần 77 tỷ đồng.
Đến nay, các nguồn vốn đều được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Chính bởi vậy, hiện 20/20 xã của Phú Bình đã hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến nay bình quân tiêu chí của huyện đã đạt 13,7 tiêu chí/xã, tăng 8,9 tiêu chí/xã so với năm 2011. Huyện đã có 2 xã là Đồng Liên, Lương Phú cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, xã Lương Phú, đơn vị duy nhất của tỉnh được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Trung ương tổ chức vào tháng 5 vừa qua.
Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình xây dựng nông thôn mới của Trung ương, ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng tích cực giải ngân cho vay và có những chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, tính đến nay tổng dư nợ của 10 chương trình tín dụng tại các xã nông thôn trong tỉnh là 1.453 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho 35 xã thực hiện điểm về xây dựng nông thôn mới là gần 640 tỷ đồng.
Riêng 10 tháng năm 2014, thông qua các chương trình tín dụng đã có trên 8.400 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, hơn 14.000 công trình nước sạch và vệ sinh nông thôn được xây dựng.
Nói về chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Lê Quang Huy, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên cho biết, Chi nhánh đã chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiên Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Đồng thời, thực hiện theo Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, tại 35 xã điểm gắn đầu tư xây dựng nông thôn mới với việc triển khai thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tính đến hết quý III/2014, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt 1.943 tỷ đồng, tăng 23,99% so với cuối năm 2013 với 44.554 hộ dân và 91 DN còn dư nợ. Doanh số cho vay lũy kế là 1.385 tỷ đồng, doanh số thu nợ 1.120 tỷ đồng, nợ xấu là 11 tỷ đồng.
Với những hỗ trợ nguồn vốn vay từ các TCTD trên địa bàn, người dân có cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, mua cây, con giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất; mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy tuốt lúa... phục vụ cho Chương trình nông thôn mới, ông Huy nhấn mạnh.
Theo Quyết định số 769/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên, Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên bao gồm 19 tiêu chí: quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội và an ninh trật tự xã hội. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã