Học tập đạo đức HCM

Thanh Hóa: Xã vừa đạt chuẩn nông thôn mới đã kiệt quệ vì bão lũ

Thứ sáu - 17/11/2017 03:59
Mới được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cách đây 2 năm, bỗng dưng mữa lũ đổ về đã khiến người dân và chính quyền xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) lâm vào cảnh khốn khó.

Lũ nhấn chìm tài sản của dân

Năm 2015, xã Ngọc Phụng, huyện miền núi Thường Xuân được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đây là xã đầu tiên trong 7 huyện nghèo (30a) của tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM. Xây dựng NTM thành công, cuộc sống của người dân Ngọc Phụng được thay đổi đáng kể và không ngừng nâng cao. Thế nhưng, hồi trung tuần tháng 10 vừa rồi, trận lũ lịch sử tràn về đã nhấn chìm nhiều tài sản của người dân, phá hủy nhiều công trình xây dựng cơ bản của Ngọc Phụng, khiến địa phương này trở nên kiệt quệ.

 thanh hoa: xa vua dat chuan nong thon moi da kiet que vi bao lu hinh anh 1

Lũ đổ về, khiến đồng ruộng của người dân Ngọc Phụng trở thành những bãi đá, sỏi. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Văn Dương, ở thôn Xuân Thắng, người bị thiệt hại nặng nề lên tới gần 1 tỷ đồng do trận lũ vừa qua cho biết: "Đêm 10.10 vừa qua, nước lũ đổ về nhanh quá, gia đình tôi không kịp trở tay. Toàn bộ vườn hoa lan 2.500m2 của tôi gây dựng bao nhiêu năm nay đã bị nước lũ xóa sổ. Nhìn những giò hoa lan có giá trị hàng chục triệu đồng trôi theo nước lũ, không cứu vớt được mà xót xa vô cùng. Bao nhiều công sức, mồ hôi lẫn nước mắt bỗng nhiên bị cuốn sạch, không biết bao nhiêu năm nữa mới có thể khôi phục lại được”.

Còn bà Nguyễn Thị Hoa, ở thôn Hưng Long (Ngọc Phụng) cứ chảy nước mắt, khi nhắc đến chuyện nước lũ tàn phá và cuốn đi số tài sản có giá trị hàng trăm triệu đồng của gia đình. “Chỉ trong một đêm, nước lũ đã phá sạch banh 50 gốc cam Canh chuẩn bị thu hoạch, gần 300 cây quất cảnh chuẩn bị bán vào tết và hơn 2.000 cây quất giống, bưởi Diễn của gia đình. Toàn bộ số tài sản ấy giá trị gần 300 triệu đồng, bỗng dưng bị ông trời cướp đi thì còn gì xót xa hơn”- bà Hoa tiếc nuối.

Không riêng gì gia đình ông Dương, bà Hoa mà rất nhiều gia đình nông dân ở xã Ngọc Phụng cũng bị lũ dữ phá hủy nhiều tài sản, hàng trăm ngôi nhà, đồ đạc vật dụng bị chìm trong biển nước và hư hỏng nặng. Việc khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định lại cuộc sống của người dân nơi đây đang trở nên vô cùng nan giải.

Kiệt quệ sau lũ

Dẫn chúng tôi đi thăm một số công trình xây dựng cơ bản đã bị lũ tàn phá, ông Vũ Ngọc Nam – Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng, cho biết: Trận lũ lịch sử vừa rồi đã phá hủy nhiều tài sản của dân và địa phương, trong đó hàng trăm ha mía nguyên liệu, cây ngô đông, cây ăn quả, hoa và cây cảnh bị lũ nhấn chìm. Đặc biệt, hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi, cống tràn, đường ống dẫn nước tưới bị hư hỏng nặng nề.

“Thống kê sơ bộ của UBND xã, trận lũ lịch sử vừa rồi đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Là một xã miền núi, vừa mới được công nhận đạt chuẩn NTM cách đây 2 năm, nay bị lũ tàn phá nên cuộc sống của bà con lại gặp muôn vàn khó khăn. Để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, xã Ngọc Phụng sẽ phải mất một thời gian dài. Bởi lẽ, việc huy động người dân đóng góp để xây dựng NTM đã không hề đơn giản, nay đời sống của bà con lại bị ảnh hưởng nặng nề nên chuyện khôi phục các công trình xây dựng NTM sẽ gặp nhiều khó khăn" - ông Nam nói.

 thanh hoa: xa vua dat chuan nong thon moi da kiet que vi bao lu hinh anh 2

Công trình thủy lợi nội đồng của Ngọc Phụng cũng bị nước lũ phá tan tành. Ảnh: PV

Cũng theo ông Nam, điều khó khăn đối với Ngọc Phụng hiện nay nữa là hệ thống thủy lợi (kênh Thường Xuân), dẫn nước về từ đập Dốc Cáy về tưới cho các xã Lương Sơn, Ngọc Phụng, Xuân Dương, Thọ Thanh và thị trấn Thường Xuân đang bị hư hỏng. Nếu không khắc phục kịp thời hệ thống thủy lợi này, thì riêng xã Ngọc Phụng sẽ không có nước để tưới cho 150 ha lúa chiêm xuân sắp tới.

“Chính quyền và nhân dân xã Ngọc Phụng rất mong được sự quan tâm của các ngành, các cấp có những biện pháp cụ thể để nhân dân yên tâm phục vụ sản xuất. Đặc biệt, phải nhanh chóng khắc phục nhanh hệ thống kênh Thường Xuân nhằm phục vụ nước tưới cho vụ chiêm xuân sắp tới. Vụ đông vừa qua không có nước đã bỏ hoang rồi, nếu vụ này không có nước sản xuất thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bà con nhân dân trong xã.”- ông Nam cho biết.

Theo Hồng Đức (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Hôm nay32,721
  • Tháng hiện tại690,790
  • Tổng lượt truy cập90,754,183
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây