Từ xã điểm... Về xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, 1 trong 19 xã điểm xây dựng NTM của Hà Nội, thực sự chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay trông thấy ở nơi đây, từ đường làng, ngõ xóm đến hệ thống điện, nước, trường học, trạm xá... Bí thư Đảng ủy xã Đại Áng, Nguyễn Duy Tấn nhớ lại, năm 2008, cơ sở hạ tầng của Đại Áng rất yếu kém, quy hoạch chưa có, kinh tế chậm phát triển và chủ yếu là nông nghiệp trong khi ruộng đất manh mún, khó canh tác. Bởi vậy, thu nhập bình quân đầu người thấp, xã chỉ đạt 8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 10%). Nhưng nay, từ nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM và nguồn ngân sách của thành phố Hà Nội mà mỗi thôn ở Đại Áng đã có nhà văn hóa mới. Những ngôi trường, lớp học tạm bợ, cũ nát xưa kia đã được đầu tư nâng cấp thành những ngôi trường mới 3 tầng khang trang, hiện đại và rộng rãi. Đại Áng đã kiên cố hóa nhiều đường làng ngõ xóm, 10,3km đường trục chính nội đồng, giúp thuận tiện hơn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển thương mại, dịch vụ. Đặc biệt, từ chỗ bà con nông dân chỉ biết quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì nay bên cạnh cây lúa, người dân còn biết kết hợp mô hình lúa - cá, phát triển các mô hình làm kinh tế mới như trồng nấm rơm, nuôi ốc nhồi, trồng chuối, hoa cây cảnh... Nhờ đó, thu nhập bình quân của người dân đã đạt gần 23 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3% (năm 2012). Anh Ngô Xuân Thu, thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng cho biết, gia đình anh trước đây chỉ chuyên canh cây lúa, nay anh dành một phần diện tích cho thả cá (giống trắm, chép, rô phi) và hơn 1 nghìn m2 trồng nấm rơm. Mô hình làm kinh tế mới này đang mang lại cho gia đình anh mức thu nhập khá ổn định, trung bình đạt gần hai trăm triệu đồng/ năm... Đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM Từ xã điểm Đại Áng, nhiều xã khác như Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều… ở Thanh Trì đã bắt tay vào xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn của huyện nhờ đó đã thực sự có bước chuyển mình với nhiều ngôi nhà kiên cố, khang trang, những tuyến đường giao thông to đẹp.... Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì,,Chu Nguyên Thành cho biết, 5 năm qua, huyện đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trục quan trọng như Ngọc Hồi - Đại Áng, đường Tam Hiệp - Vĩnh Quỳnh, nâng cấp, cải tạo gần 12km đường liên xã, 45,6km đường giao thông thôn, xóm, xây dựng mới cầu Hữu Hòa... với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Huyện cũng đã xây dựng được 25 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 41 trường; xây dựng mới 30 nhà văn hóa và cải tạo 6 nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân. Để giúp người dân thông thương hàng hoá, huyện đã xây dựng và cải tạo 19 chợ nông thôn, đến nay 11 chợ đã đi vào hoạt động. 100% trạm y tế xã đã đạt chuẩn... Bên cạnh đó, huyện đã duy trì và phát triển các vùng sản xuất tập trung, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả cao: vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung với diện tích gieo cấy trung bình 1.200ha/năm; vùng sản xuất rau với diện tích 1.000ha/năm, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 230 ha... Đặc biệt, đã xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, sau 18 tháng nuôi, cho thu lãi 100 triệu đồng/hộ/1.000 con, cao gấp 2,2-2,5 lần so với nuôi gà truyền thống. Nhờ vậy, hiện giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp của huyện đã đạt 118 triệu đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt 21 triệu đồng/người/năm, tăng 9,7 triệu đồng so với năm 2008.../. Quỳnh Nga |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã