Giảm tổn thất sau khai thác hải sản ở Việt Nam là bài toán đang cần lời giải. Theo ước tính, khoảng trên 20% sản lượng hải sản khai thác được, thậm chí đến 30% sản phẩm trên tàu lưới kéo bảo quản bằng ướp muối bị hư hại sau mỗi chuyến đi biển của ngư dân. Như vậy, mỗi năm cả nước mất khoảng trên dưới 400 ngàn tấn hải sản, tương đương với khoảng gần 8 ngàn tỷ đồng/năm.
“Cái khó bó chất lượng”
Trong 10 năm gần đây, số lượng tàu cá tại Việt Nam gia tăng đáng kể, hiện cả nước có gần 130 ngàn tàu cá các loại song phần lớn tàu có kích thước nhỏ, được đóng theo các mẫu dân gian, điều kiện để bảo quản các sản phẩm sau khai thác không tốt. Hơn nữa, vì tàu nhỏ nên thường thiếu mặt bằng để lựa chọn, phân loại sản phẩm.
Giảm tổn thất sau thu hoạch đang là bài toán khó đối với ngành thủy sản. Ảnh: Lê Phú |
“Nhiều tàu không thiết kế hầm bảo quản sản phẩm hoặc chỉ là hầm chứa xây bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, thường không đảm bảo cách nhiệt tốt, như gỗ tấm, xốp miếng ghép, cá biệt một số tỉnh miền Trung còn sử dụng bạt bằng nhựa để ghép lại cho từng chuyến đi biển”, ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết.
Bên cạnh đó, việc bảo quản sản phẩm đánh bắt vẫn chủ yếu sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thường dao động từ 0oC – 5oC, thời gian bảo quản cho phép không quá 10 ngày. Hơn nữa, đá sử dụng hầu hết là đá xay với các kích cỡ khác nhau, thời gian, phương pháp làm đá cây khác nhau dẫn đến chất lượng nước đá khác nhau, một số địa phương nước đá có chất lượng vệ sinh thấp và độ lạnh chưa sâu dẫn đến thời gian bảo quản ngắn, làm giảm chất lượng của thủy sản.
Đối với những tàu cá nhỏ, do thiếu mặt bằng hoặc thiếu các dụng cụ chứa nên thường không được phân loại. “Những loài tôm, cá, mực có giá trị cao thường được xếp trong các khay hoặc thùng riêng, song lượng sản phẩm nhiều hơn định mức dẫn đến cá bị bầm giập trước khi về bờ, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu vào thịt cá, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm”, ông Oai nói.
Tính đến 31/12/2011, cả nước có gần 130 ngàn tàu cá các loại, trong đó loại tàu cá lắp máy dưới 20 CV là 65 ngàn chiếc (50%), lắp máy từ 20- 50 CV có 31 ngàn chiếc (23,84%), từ 50 - 90 CV có 9,5 ngàn chiếc (7,3%) và lắp máy từ 90 CV trở lên có 24.517 chiếc (18,84%), tăng 53,23% so với năm 2009. |
Năm 2011, tổng sản lượng khai thác hải sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó, sản lượng khai thác xa bờ chiếm trên 40%; tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, bao gồm 1,9 tỷ USD từ xuất khẩu các sản phẩm từ khai thác tự nhiên, trong đó đối tượng chính phải kể đến các loại cá ngừ đại dương, mực, bạch tuộc và tôm biển. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã