Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Nếu xét về tiến độ GPMB nhanh có thể xếp xóm Thạch Thành (Tùng Ảnh) vào hàng kỷ lục. Chỉ trong vòng 1 tháng 2.250m2 đất vườn ở và đất màu liên quan đến 34 hộ dân đã được hiến tặng để mở rộng tuyến đường liên thôn theo tiêu chí NTM với chiều dài 850m từ QL8A đến tỉnh lộ 28. Đặc biệt, đây không phải lần đầu tiên người dân tự nguyện hiến đất và nhận đền bù để trả lại mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư triển khai thi công. “Từ năm 2005 đến nay 14 lần người dân trong thôn thực hiện việc GPMB để bàn giao xây dựng các công trình. Diện tích nhiều lắm không thể nhớ nổi, nhưng có điều từ đó đến nay tuyệt nhiên chẳng có ai kêu ca phàn nàn, dừng nói đến chuyện đơn thư khiếu kiện” - Trưởng thôn Thạch Thành Dương Văn Lộc hồ hởi “khoe”.
CCB Bùi Xuân Đại ở xã Đức Đồng đang chỉ đạo tốp thợ hoàn thiện các hạng mục còn lại của cây cầu trị giá 200 triệu đồng do ông tư bỏ vốn nhằm giúp bà con đi lại và sản xuất |
Sẽ là sai lầm nếu nói rằng người dân xóm này có mức thu nhập cao và có truyền thống hy sinh quyền lợi của mình cho sự phát triển KT-XH mà vấn đề là làm thế nào để tìm thấy tiếng nói chung trong bối cảnh “5 người 10 ý”?. Hay nói một cách đơn giản hơn là triển khai như thế nào mà thôi. Vì vậy cùng với công tác tuyên truyền vận động, một ý tưởng mới đưa ra là hộ gia đình hiến đất sẽ nhận được hỗ trợ của cộng đồng dân cư trong khu vực đóng góp để xây cất lại các công trình bị tháo dỡ. Hộ đi sau giúp hộ đi trước, cứ như thế tạo nên hiệu ứng domino và có sức lan tỏa nhanh. Bởi vậy, chẳng có gì khó hiểu khi anh Võ Bá Tâm không ngần ngại hiến tặng phần diện tích 183m2, trong đó có đất ở và đất vườn .
“Đường thông hè thoáng mọi người được hưởng lợi trong đó có quyền lợi của mình. Nhưng quan trọng hơn là trách nhiệm của người dân đối với một chủ trương lớn nên tôi không ngần ngại” - ông Tâm nói.
Một tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng NTM ở Đức Thọ không thể không nhắc đến CCB Bùi Xuân Đại ở xóm Lai Đồng, xã Đức Đồng. Ông Đại làm một việc… chẳng giống ai là tự mình bỏ tiền túi ra để mua vật tư và thuê thợ làm ngay tại quê nhà một chiếc cầu bắc qua sông với chiều dài 15m rộng 2m xuất phát từ thực tế khu vực này thường bị chia cắt trong mùa mưa lũ mà theo ông thì “ để hàng chục hộ gia đình có thể yên tâm đi lại sản xuất”.
Đến nay, toàn huyện Đức Thọ có 3.069 hộ dân hiến tặng đất, với tổng diện tích lên đến 270.859m2, trị giá gần 15,4 tỷ đồng (theo giá đất UBND tỉnh quy định). Thế mới biết lời dạy của Bác “Dễ trăm lần không dân cũng khó. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” vẫn còn nguyên giá trị.
Nỗ lực của huyện trong xây dựng NTM
Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay, xã Tùng Ảnh cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM, trong đó: 8 xã đạt từ 9-11 tiêu chí, 5 xã đạt 7-8 tiêu chí, 8 xã đạt 5-6 tiêu chí, 5 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Dù vậy, “Đức Thọ là đơn vị dẫn đầu tỉnh về xây dựng NTM. Khó nhất là trong xây dựng NTM là phương hướng nhưng hướng đi đúng mà Đức Thọ làm đã lộ rõ” - Phó Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Đặng Ngọc Sơn đánh giá.
Mô hình chăn nuôi lợn tập trung quy mô 600 con của anh Nguyễn Cao Sơn ở xóm Hồng Hoa, xã Đức Đồng |
Ngay từ khi bắt đầu triển khai huyện Đức Thọ đã xác định được lộ trình trình là: Tuyên truyền, quy hoạch, xây dựng và triển khai các đề án. Theo cách nói của Chủ tịch Võ Công Hàm thì huyện Đức Thọ xây dựng NTM theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng. NTM chỉ thành công khi chỉ đạo phát triển kinh tế thành công”, nghĩa là vừa tích cực tuyên truyền lại vừa triển khai công việc, khó đâu gỡ đấy. Đồng thời xây dựng các mô hình phát triển kinh tế tập trung có quy mô lớn nhằm tạo cú hích cho 2 đề án xây dựng NTM và đề án nâng cao thu nhập cho người dân. Lý thuyết là vậy, nhưng khi bắt tay thực hiện mọi việc chẳng dễ dàng. Do vậy, huyện đã tích cực hỗ trợ chính quyền và người dân đây nhanh quá trình phát triển kinh tế. Cho đến nay huyện Đức Thọ đã hỗ trợ 7.000 tấn xi măng để phát triển hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng. Kết quả thu được ngoài tầm mong đợi,135km được thực hiện trong năm 2012, so với kế hoạch đặt ra là 60km, huyện Đức Thọ trở thành đơn vị dẫn đầu toàn quốc trong phong trào lamg GTNT.
Thực hiện đề án nâng cao thu nhấp cho người dân, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của tỉnh, 2 năm qua, huyện đã hỗ trợ giống, kinh phí với tổng số tiền lên đến 20 tỷ đồng để các hộ gia đình xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung có quy mô lớn. Sau 2 năm triển khai, toàn huyện hiện có 452 mô hình SX-KD có hiệu quả gắn với thực hiện xây dựng NTM, trong đó có 329 mô hình chăn nuôi-NTTS, 29 mô hình trồng trọt… Cùng đó, huyện còn phát triển được 50 DN, HTX; đặc biệt là xây dựng được 3 HTX tín dụng.
Xây dựng NTM, ngoài việc xác định chủ thể là các hộ gia đình thì vai trò của người đứng đầu giữ vai trò quyết định, vì vậy huyện còn đưa ra chính sách không mới nhưng cho đến nay chưa địa phương nào làm được. Đó là mạnh dạn luân chuyển cán bộ phù hợp với năng lực và sở trường để từ đó phát huy hiệu quả công việc. 7 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ thuộc UBND và 3 cán bộ thuộc huyện ủy và khối ban Đảng được thay thế đã khiến diện mạo các địa phương thay đổi minh chứng cho quyết định đột phá và táo bạo. Thay đổi nhân sự là một vấn đề khá nhạy cảm nhưng không vì thế mà đặng đừng. Đơn giản chỉ là “Tôi là một huấn luyện viên, vì vậy cầu thủ tiền vệ không đảm nhận được vị trí sẽ bố trí làm hậu vệ hay một vị trí khác” - ông Hàm ví von như vậy.
Thành công trong xây dựng NTM ở huyện Đức Thọ một lần nữa khẳng định không chỉ có quyết tâm, đồng thuận của Đảng bộ, chính quyền và người dân mà hơn thế là trình tự, là bước đi. 2 năm chỉ là một khoảng thời gian ngắn trong lộ trình kéo dài đến năm 2020 và mục tiêu huyện Đức Thọ chỉ rõ năm 2013 là 3 xã Đức Lạng, Trung Lễ và Thái Yên hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM mới và các xã còn lại nâng thêm 2 tiêu chí không phải là một mục tiêu xa vời mà có tính khả thi cao nếu nhìn vào thực tại.
Hoài Nam - Tiến Dũng
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã