Vào những năm 1980, người dân ở làng Vân Hải (xã Cổ Đạm) bắt đầu lên vùng đất Xuân Sơn khai hoang, lập nghiệp. Trong ký ức của những người dân nơi đây, những ngày mới lên, vùng đất này là đồi núi cằn cỗi, cuộc sống thiếu thốn đủ bề.
Từ một vài hộ dân ban đầu, đến nay, thôn Xuân Sơn có hơn 200 hộ dân với 760 nhân khẩu sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu làm nghề sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng.
Từ năm 2009 trở lại nay, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đất đai sản xuất, Nhân dân thôn Xuân Sơn đã mạnh dạn đưa một số cây trồng như đào, mai có giá trị kinh tế cao vào vùng đất này.
Bằng bàn tay, khối óc, sự cần cù của người dân, thôn Xuân Sơn hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới về một làng quê trù phú, kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng lên. Đặc biệt, Nhắc đến Xuân Sơn, người ta nghĩ ngay đến làng đào phai mỗi độ tết đến xuân về.
“Toàn thôn hiện có 134 hộ dân trồng đào phai có quy mô, trong đó có 17 vườn mẫu. Mỗi mùa tết, khách hàng ra vào tấp nập, toàn thôn tiêu thụ hàng chục nghìn gốc đào. Hộ thu nhập ít nhất khoảng 100 triệu đồng, có hộ lên tới khoảng 400 triệu đồng. Năm 2023, đào phai Cổ Đạm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đây là sản phẩm cây cảnh đạt chuẩn OCOP đầu tiên của huyện Nghi Xuân” – ông Trần Văn Sơn, Trưởng thôn Xuân Sơn phấn khởi chia sẻ.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, người dân luôn chung sức, đồng lòng góp công, góp của để làm đẹp đường làng, ngõ xóm. Năm 2023, cán bộ và Nhân dân thôn đã tham gia hàng nghìn ngày công chỉnh trang khu dân cư, dọn vệ sinh môi trường, xây dựng khu vui chơi cho người già, trẻ em; đổ hơn 2,6 km lề đường, xây dựng 4 tuyến mương dài 870m; xây viền bồn trồng hơn 2.000m bờ rào xanh...
Đặc biệt, thực hiện phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, 28 hộ tự nguyện hiến 700m2 đất, di dời 6 cổng, phá dỡ 571m tường rào, 3 công trình phụ trợ với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng để mở rộng tuyến đường trục thôn từ 3m lên 5m.
Thôn đã rải thảm nhựa tuyến đường trục thôn dài 1.500m với kinh phí gần 3,6 tỷ đồng. Trong đó, Nhân dân đóng góp gần 360 triệu đồng, còn lại là từ nguồn kinh phí của xã và huyện.
Đến nay, thôn có tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 95,6%; hộ gia đình thể thao 34%; 58 hộ đạt “Gia đình 5 có – NTM kiểu mẫu”; có câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ, thể thao hoạt động hiệu quả. Toàn thôn chỉ có 1 hộ nghèo. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 65 triệu đồng/năm (mức thu nhập bình quân đầu người của xã Cổ Đạm chỉ đạt 51 triệu đồng/năm).
Diện mạo vùng quê ngày càng khởi sắc, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cải thiện. Niềm vui của Nhân dân được nhân lên khi thôn được công nhận khu dân cư kiểu mẫu trong năm 2024 này.
Baohatinh.vn xem link gốc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã