Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, doanh nghiệp cần khai thác tối đa nguồn lực sẵn có, có chính sách phát triển công nghệ, chuyển giao kỹ thuật của các nước phát triển |
Đến nay, dự án phát triển chăn nuôi lợn Mitraco được đầu tư mở rộng, hiệu quả. Tổng đàn nái hiện có 4.200 con, 1.050 con lợn nái hậu bị, 23.820 con lợn thương phẩm; có 61 hộ vệ tinh nuôi lợn thương phẩm, 3 hộ vệ tinh nuôi lợn nái và 1.156 con/43 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Dự án rau - củ - quả trên cát của Tổng công ty có tổng mức đầu tư 12 tỷ đồng với diện tích 8 ha; 17,46 ha của các đơn vị khác đã đầu tư hệ thống tưới tiêu.
Mặt bằng bàn giao cho Tổng Công ty là 12,65 ha đất dự án khảo nghiệm, 61,61 ha đất mở rộng dự án. Sau khảo nghiệm 32 giống, đã chọn các loại hiệu quả cao như: măng Tây, củ cải, cà rốt… để nhân rộng. Tổng Công ty thực hiện phân phối sản phẩm qua các chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị…; xây dựng phòng Lab, đầu tư thiết bị hiện đại đánh giá chỉ tiêu chất lượng đất trồng, kiểm tra chất lượng sản phẩm...
Năm 2014, Công ty giống và VTNN Mitraco tiếp tục duy trì sản xuất các loại giống lúa, ngô và lạc; tiếp tục liên kết sản xuất theo chuỗi hàng hóa; tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM “cánh đồng mẫu lớn”; đăng ký xây dựng mô hình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển, gắn với vùng sản xuất, chuỗi giá trị của các dự án CIDA, SRDP.
Công ty CP Chế biến thức ăn gia súc Thiên Lộc thực hiện thu mua nguyên liệu theo hợp đồng liên kết với địa phương. Công ty đang cung ứng thức ăn cho 16 hộ chăn nuôi huyện Can Lộc với chính sách hỗ trợ thông thoáng.
Hiện nay, Tổng công ty đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy chế biến súc sản Mitraco, dự án trung tâm giống hươu và chế biến nhung hươu, dự án sản xuất giống bò thịt chất lượng cao và dự án sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải chăn nuôi phục vụ dự án cải tạo đất ven biển.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự biểu dương các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, đặc biệt Tổng công ty KS&TM Hà Tĩnh đã tiên phong xây dựng các mô hình SXKD nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng cần huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị xây dựng mô hình hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Đầu tư phát triển sâu rộng hơn, nâng quy mô hàng hóa chủ lực nông nghiệp gắn các tiêu chí NTM theo chuỗi liên kết để phát triển bền vững. Tiếp tục thực hiện mô hình quy mô lớn – vừa, vừa tập trung, vừa phân tán, tạo tập quán sản xuất mới. Phát triển mạnh các doanh nghiệp, HTX, xác định đầu tư cho doanh nghiệp là đầu tư cho nông dân. Đồng thời, doanh nghiệp phải là đơn vị đầu tàu trong chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm… giúp người dân nâng cao nhận thức trong quá trình sản xuất.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, doanh nghiệp cần khai thác tối đa nguồn lực sẵn có, có chính sách phát triển công nghệ, chuyển giao kỹ thuật của các nước phát triển. Chú trọng đầu tư từ khâu giống đến chế biến, bảo quản sản phẩm. Mục tiêu năm 2014, mỗi xã phải có 5-7 doanh nghiệp, 6-8 HTX, 30-35 hộ gia đình sản xuất mô hình nhỏ… đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có tiếng nói trong khu vực.
Thu Phương
Nguồn baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã