Trang trại 2,8 ha của anh Mai Thế Dũng (thôn Ngân Móc, xã Hương Điền) được xem là một trong những mô hình lớn, đi đầu trong xã nhưng cũng chỉ có 7 con bò, 7 con dê, dăm còn gà và khoảng 2 ha cam bù!.
Dù được xem là một trong những mô hình lớn của xã nhưng trang trại anh Dũng cũng chỉ có mức thu nhập chưa đầy 80 triệu đồng/năm
Anh Dũng cho biết: “Do chỉ mới về nơi TĐC được 4 năm nên những lứa cam đầu tiên vừa cho quả bói, nguồn thu chủ yếu từ chăn nuôi và trồng cây ngắn ngày, thu nhập cả năm chưa đầy 80 triệu đồng. Nếu chia cho 4 khẩu trong gia đình thì bình quân chỉ mới đạt 20 triệu đồng/người/năm...”
Mô hình của anh Dũng đã phần nào phản ánh được thực trạng sản xuất của người dân Hương Điền hiện nay. Theo đó, toàn xã đang có 29 mô hình kinh tế các loại nhưng không có cái nào đạt ngưỡng thu nhập 100 triệu đồng/năm.
Trong bối cảnh thương mại, dịch vụ gần như không phát triển nên cây cam và chăn nuôi được xác định là những mũi đột phá để ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, 102 ha cam trong toàn xã được trồng sớm nhất cũng chỉ mới cho quả bói, chỉ đủ ăn chứ chưa có bán.
Về chăn nuôi, từ lợn siêu nạc nuôi liên kết, đến nuôi thỏ, trâu bò... đều thất bại. Đến thời điểm này, đàn lợn chỉ duy trì để gối lứa được 170 con, đàn trâu bò 400 con, thỏ chỉ còn hai hộ nuôi...
Nuôi thỏ liên kết đã từng là niềm hi vọng để nâng cao thu nhập cho người dân vùng tái định cư, nhưng đến nay đã thất bại hoàn toàn, hiện chỉ còn 2 hộ "nuôi cho vui".
Trao đổi với chúng tôi, một số người dân phản ánh thêm: Hiện nay, đời sống của bà con đang gặp nhiều khó khăn do chăn nuôi thất bại, cây ăn quả chưa cho thu nhập. Đặc biệt, toàn xã chỉ mới có 67 hộ có đất sản xuất cây hàng năm với tổng diện tích 15 ha, trong đó chỉ có 2 ha đất lúa. Không chỉ thiếu đất sản xuất mà số đất được giao cũng mới được cải tạo, cải tạo lại, thiếu nước tưới tiêu nên năng suất cây trồng không cao, người dân không tự túc được lương thực ...
Theo báo cáo của UBND xã Hương Điền thì vào cuối năm 2017, bình quân thu nhập đầu người của 155 hộ dân trên địa bàn chỉ mới đạt 14,2 triệu đồng; có 13% hộ nghèo và 10% hộ cận nghèo. Theo ước tính, thu nhập của người dân trên địa bàn trong năm 2018 sẽ tăng thêm 7,9 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm xuống dưới 5%. Nhưng dù có tăng đột biến thì mức thu nhập bình quân đầu người cũng chỉ mới đạt 22,1 triệu đồng vào cuối năm nay, còn cách xa mức chuẩn thu nhập tối thiểu của một xã NTM...
Trang trại của ông Nguyễn Minh Lưu (thôn Ngân Móc) cũng giống như nhiều trang trại, gia trại khác ở Hương Điền đều mới được đầu tư, chưa mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Ông Đặng Khánh Trình - Chủ tịch UBND xã Hương Điền cho biết: “Người dân Hương Điền chỉ trông chờ vào cây ăn quả và vườn đồi để tạo bước đột phá về thu nhập. Nhưng muốn có nguồn thu này thì phải 1-2 năm tới mới có nguồn thu lớn, ổn định. Còn trong năm nay thì rất khó để có thể Hương Điền hoàn thành được tiêu chí này".
"Trước mắt, chúng tôi sẽ tích cực chỉ đạo, đôn đốc, vận động nhân dân thi đua lao động sản xuất, ổn định sinh kế, nâng cao cao thu nhập, đặc biệt là chú trọng chăm sóc tốt diện tích cam đã trồng và duy trì chăn nuôi để tạo tiền đề cho việc nâng cao thu nhập trong những năm tiếp theo”- ông Trình cho biết thêm.
Theo Tiến Dũng/Bao Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã