Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi gà thương phẩm kết nối với thị trường - Mô hình chuyển đổi nghề cho người dân vùng biển

Thứ ba - 08/08/2017 03:40
Sau sự cố môi trường biển xảy ra hồi tháng 4 năm 2016 đã làm cho cuộc sống của người dân các xã bãi ngang gặp nhiều khó khăn. Xác định chuyển đổi sinh kế cho bà con ngư dân nơi đây là yêu cầu cấp thiết, mặt khác nhằm khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng cát ven biển vừa tạo việc làm, đưa lại thu nhập để sớm ổn định cuộc sống cho người dân, năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai mô hình “Chăn nuôi gà thương phẩm kết nối với thị trường” tại một số xã vùng bãi ngang và bước đầu đã cho kết quả khả quan.
Hà Tĩnh có chiều dài bờ biển 137 km, chạy dài theo các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh. Với những thuận lợi như vậy, trong những năm qua, tỉnh đã thành lập được 18 tổ Đồng quản lý nhằm phát triển kinh tế vùng biển, thu nhập của mỗi tổ nhờ đánh bắt thủy hải sản trên biển là chính. Nhưng do ảnh hưởng của sự cố môi trường năm 2016, mặt khác nguồn lợi thủy sản ngày càng khan hiếm, cùng với số lao động đủ sức khỏe tham gia đánh bắt ngày một lại ít. Do vậy, đời sống của các ngư dân đang gặp nhiều khó khăn.

Được sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Ban Quản lý các dự ODA ngành Nông nghiệp và PTNT  và Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tiến hành rà soát, đánh giá các điều kiện chăn nuôi và nhu cầu của ngư dân. Đồng thời thống nhất với UBND các xã và đại diện của tổ Đồng quản lý triển khai mô hình sinh kế “Chăn nuôi gà thương phẩm kết nối với thị trường” cho các hộ dân tại các xã vùng bãi ngang.

 

Mô hình gà của chị Nguyễn Thị Hướng (xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên)
– một trong những hộ tham gia mô hình sinh kế

 
Mô hình bắt đầu triển khai từ tháng 2/2017 và được thực hiện trên 06 xã với quy mô 23.000 con, cùng 46 hộ tham gia. Các hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% con giống, 50% vật tư và hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt. Ngoài phần nhà nước hỗ trợ, các hộ nuôi tự bỏ vốn xây dựng tu sửa chuồng trại, cũng như đóng góp đầy đủ phần đối ứng khi thực hiện mô hình.

 Gà chuyển giao cho mô hình là gà ri lai. Gà vừa có sức đề kháng tốt, có chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon của giống gà ri, giống gà có khả năng tăng trọng cao, nhanh lớn, dễ nuôi. Để giúp bà con phần nào giải quyết về thị trường tiêu thụ Trung tâm đã kết nối, phối hợp với công ty Đức Cần không chỉ để cung cấp con giống, thức ăn, thuốc, hứơng dẫn kỷ thuật  mà còn cùng với công ty tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con. 

Sau khi được chuyển giao quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà thương phẩm theo hướng ATSH, các hộ dân tham gia mô hình đã có ý thức và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như: Chuồng có mái lợp rèm che, chuồng nuôi, dụng cụ cho gà ăn được tiêu độc, khử trùng, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và chất độn chuồng được thu gom xử lý theo đúng quy trình. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã thực hiện tốt công tác phòng dịch như chủng ngừa đầy đủ các loại vaccine, chủ động phòng các bệnh thường gặp của gà.Cũng như thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ phun tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi 1-2 lần/tuần…

Hiện nay, tỷ lệ nuôi sống gà bình quân đạt 92%, trọng lượng gà bình quân đạt: 1,8 – 2,1kg/con. Khi xuất bán, cứ mỗi lứa 500 con gà thịt nuôi trong thời gian 03 tháng thì hộ dân sẽ có thu nhập từ 7- 9 triệu đồng.

Mô hình đã giúp bà con ngư dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi gà thương phẩm. Thành quả bước đầu của mô hình đã giúp bà con có niềm tin, mạnh dạn để nhân rộng sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Việc đa dạng hóa ngành nghề cho người dân nơi đây không chỉ giúp cho bà con thích nghi và vượt qua những khó khăn trước mắt mà còn là cơ sở để tạo đà cho mục tiêu hiện thực hóa việc chuyển đổi ngành nghề trong tương lai./.

 
Theo  Minh Liễu - Nguyễn Hoàn/sonongnghiephatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Hôm nay81,698
  • Tháng hiện tại786,811
  • Tổng lượt truy cập90,850,204
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây