Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ: “Mũi tên” trúng nhiều đích!

Thứ năm - 07/12/2017 17:47
Đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã chuyển đổi mô hình quản lý 110/128 chợ theo Quyết định 2434/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Các chợ sau khi chuyển đổi đã có diện mạo khang trang, tổ chức hoạt động hiệu quả, tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy hạ tầng thương mại phát triển.

chuyen doi mo hinh quan ly cho mui ten trung nhieu dich

Chợ Kỳ Anh phục vụ tốt nhu cầu kinh doanh buôn bán của bà con TX Kỳ Anh.

Trong số 110 chợ đã chuyển đổi, có 19 chợ do doanh nghiệp (DN) quản lý, 91 chợ do HTX quản lý. Trong đó, có 11 chợ thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý gắn với xã hội hóa đầu tư xây dựng.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công thương cho biết: Sau chuyển đổi, các DN, HTX đã tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các chợ, khắc phục một số tồn tại, yếu kém về hạ tầng, hệ thống phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải... Nhờ vậy, đến nay, trên 80% chợ đã có hệ thống thu gom rác thải; 87% chợ được đầu tư nhà vệ sinh và hệ thống cấp nước, nhà để xe. Hoạt động quản lý kinh doanh sau khi giao cho DN, HTX quản lý hiệu quả hơn so với trước; thu nhập của cán bộ được cải thiện đáng kể (bình quân thu nhập mỗi cán bộ DN là 2.850.000 đồng/tháng, tăng 73% so với mô hình BQL chợ trước đây).

Bên cạnh đó, cán bộ quản lý chợ được đào tạo trình độ, nghiệp vụ bài bản hơn; sự phối hợp giữa đơn vị quản lý chợ và các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng trong việc tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, kiểm soát hàng hóa... hiệu quả hơn so với giao cho tổ quản lý hoặc UBND xã quản lý.

Nét nổi bật rõ nhất là việc đầu tư hạ tầng sau chuyển đổi. Song song với công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, đặc biệt là huy động nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng chợ trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2011-2016, toàn tỉnh xây dựng mới 30 chợ, nâng cấp cải tạo 74 chợ với tổng vốn đầu tư xây dựng lên đến 1.065,5 tỷ đồng.

chuyen doi mo hinh quan ly cho mui ten trung nhieu dich

Chợ Gôi (Sơn Hòa, Hương Sơn) được đầu tư khang trang, đáp ứng nhu cầu thông thương của người dân trong khu vực.

Đặc biệt, trong số này, vốn xã hội hóa đạt 899,8 tỷ đồng (chiếm 84,4%). Nhờ vậy, hạ tầng chợ, đặc biệt là chợ nông thôn được cải thiện rõ rệt. Đến nay, có 84 chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn (thời điểm năm 2013 khi xây dựng chính sách thương mại nông thôn, toàn tỉnh chỉ có 2 chợ đạt tiêu chí chợ nông thôn - PV). Nhiều chợ có quy mô được các tổ chức, DN tham gia đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động hiệu quả như chợ Hội (Cẩm Xuyên) với tổng kinh phí đầu tư 251 tỷ đồng, chợ thị xã Kỳ Anh 159 tỷ đồng, chợ thị xã Hồng Lĩnh đầu tư giai đoạn 1 là 83,1 tỷ đồng.

Sau chuyển đổi, bà con tiểu thương đồng thuận khi được kinh doanh tại chợ mới khang trang, hiện đại với các ngành hàng được quy hoạch hợp lý, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường đồng bộ, ANTT được đảm bảo… Các hộ tiểu thương hăng hái tham gia hoạt động kinh doanh, buôn bán, góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Hiệu quả chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn là tăng thu ngân sách. Theo báo cáo của UBND huyện, thành phố, thị xã đối với các chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý theo hình thức giao cho DN, HTX quản lý, tăng thu ngân sách hàng năm đạt trên 2,16 tỷ đồng. Trong đó, một số chợ có số thu ngân sách tăng cao như: Chợ Giấy - Đức Dũng (Đức Thọ) tăng 129 triệu đồng/năm, chợ Eo - Ích Hậu (Lộc Hà) tăng 100 triệu đồng, chợ Đồn - Tùng Ảnh (Đức Thọ) tăng 96 triệu đồng, chợ Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) tăng 95 triệu đồng.

Chuyển đổi mô hình quản lý chợ là “mũi tên trúng nhiều đích”. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn 18 chợ chưa chuyển đổi xong. Thiết nghĩ, ngành chức năng và các địa phương cần tập trung quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo để hoàn thành công tác chuyển đổi chợ trong thời gian sớm nhất.

Theo Chính Thu/Bao Ha Tinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay33,435
  • Tháng hiện tại939,537
  • Tổng lượt truy cập91,002,930
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây