Vào một ngày trung tuần tháng 10 chúng tôi có chuyến “mục sở thị” tới các khu chăn nuôi bò thịt, bò giống tập trung của Cty CP chăn nuôi Bình Hà trên địa bàn hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên.
Tại Kỳ Anh, chúng tôi được chứng kiến tất cả những công việc mà CBCN nơi đây đã và đang thực hiện, thấy một dự án nông nghiệp quy mô, hiện đại trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chuỗi giá trị nông nghiệp hàng hóa. Từ khu chăn nuôi đến quy trình thu gom phân, nước thải đến dây chuyền sản xuất men vi sinh khử mùi, SX phân bón hữu cơ từ phân bò thành phẩm đóng gói xuất ra thị trường phục vụ cho SXNN nhằm cải tạo đất đưa lại mùa màng bội thu, góp phần làm sạch môi trường.
Dự án bò Bình Hà được coi là đầu kéo của ngành NN Hà Tĩnh
Kĩ sư phụ trách dây chuyền công nghệ vi sinh Trần Mạnh Long cho biết, công nghệ SX vi sinh được chuyển giao từ các nhà khoa học, Công ty đã sử dụng vào xử lý môi trường vệ sinh chuồng trại, trong khu vực đồng thời dùng men vi sinh để SX phân bòn từ phân bò nên đưa lại hiệu quả kinh tế cao, xử lý mùi rất tốt. Ngoài dây chuyền SX chế phẩm sinh học vi sinh chúng tôi cũng được trực tiếp chứng kiến hệ thống xử lý môi trường như toàn bộ các sân phân ngoài trời trước đây nay được thu gom triệt để về tập kết trong các kho chứa, được xây dựng kiên cố bảo đảm, an toàn.
Nói về xử lý nước thải trong và ngoài nhà máy, kĩ sư Hồ Văn Vĩnh cho biết, sau khi XD tạm ổn định đi vào SX, Công ty bắt tay ngay vào lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ chất thải chăn nuôi đến nước mưa trong khu vực trang trại tất cả đều được xử lý chảy theo cống rãnh xuống 6 hồ chứa và được xử lý ngay tại hồ số 1 theo chuẩn hóa đến hồ số 6, nguồn nước ở hồ số 6 đã xử lý đạt chất lượng phục vụ tưới cho các đồng cỏ. Chúng tôi quan sát cả dãy chuồng bò nuôi nhốt con nào con nấy béo múp, sạch sẽ.
Khu quy hoạch trồng cỏ làm thức ăn cho bò
Thạc sỹ Nguyễn Trọng Đại phụ trách NN Cty cho biết, giống bò được nhập từ Úc về khi mới nhập về VN bình quân từ 250-3500kg/con nhưng sau khoảng 4-5 tháng vỗ béo xuất chuồng tăng lên từ 450-550kg/con, chất lượng thịt luôn được phía đối tác ghi nhận đánh giá cao. Nói về liên kết với hộ nông dân, Th.S Đại cũng cho biết, đến nay công ty đã liên kết với gần ngàn hộ nông dân để tận dụng đất SX nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng ngô sinh khối, cỏ, mía phục vụ thức ăn cho dự án với tổng diện tích bước đầu lên tới 2.343ha bao gồm các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Thạch Hà, Hồng Lĩnh. Để gắn kết chuổi giá trị trong SXNN đối với nông dân, Công ty đã có chính sách hỗ trợ nông dân như tư vấn kỷ thuật, cung cấp giống, phân bón, bao tiêu sản phẩm được người dân phấn khởi đồng tình hưởng ứng cao. Ngoài ra Cty còn tổ chức thu mua rơm, rạ cho nông dân với giá khá cao.
Trước lúc rời khu chăn nuôi Kỳ Anh, chúng tôi ghé thăm khu quy hoạch trồng cỏ bạt ngàn xanh tốt trên những sườn đồi, Thạc sỹ Đại khoe rằng, cả đồi cỏ mênh mông này cho thu hoạch mỗi năm 4 vụ, năng suất bình quân đạt 35-40 tấn/ha/vụ. Ghi nhận công việc làm ăn có hiệu quả từ dự án chăn nuôi bò Bình Hà, công nhân Đoàn Trọng Giáp nói, được nhận vào làm công nhân, bọn em rất phấn khởi bởi có việc làm thường xuyên, mức thu nhập bình quân mỗi tháng trừ mọi thứ chi phí còn có dư từ 5-6 triệu đồng, mọi chế độ bảo hộ đều được Công ty lo cho tất cả.
Phân vi sinh từ phân bò.
Xe chúng tôi di chuyển từ huyện miền núi Kỳ Anh ra Cẩm Xuyên, đường sá đi lại khá thuận lợi chỉ chưa đầy tiếng đồng hồ đã có mặt tại đại bản doanh chăn nuôi bò Bình Hà ở miền Tây Cẩm Xuyên. Trước mắt chúng tôi là những đồi cỏ xanh mượt trải dài tít tắp, đại bản doanh Công ty nằm lọt thỏm bốn phía như một thảo nguyên xanh bao bọc. Tiếp đoàn là Kĩ sư Hồ Thành Tấn, người được anh em trong đơn vị phong hàm “Chỉ huy trưởng” đại bản doanh. Với bản tính của người Nam Bộ giọng nói như “rìu chém đá” nên mọi công việc ở đây hầu hết được thực hiện nghiêm túc, việc nào ra việc nấy. Đại bản doanh của KS Tấn có vẽ như thiên thời địa lợi hơn ở Kỳ Anh bởi dự án lấy Cẩm Xuyên làm điểm khởi công trước Kỳ Anh. KS Hồ Thành Tấn nói, đến thời điểm này, chúng tôi XD được 50 chuồng bò bình quân mỗi chuồng 500m2 nuôi nhốt 500 con/chuồng, 7 kho chứa phân, 14 hầm ủ chua, 4 kho vật tư, 1 xưởng cơ khí với hàng chục xe ô tô, các phương tiện máy móc hiện đại, XD 7 hồ xử lý nước thải, khu nhà điều hành, nhà ở CN với gần 800 ha đồng cỏ…; trên 400 CN với gần 500 hộ nông dân liên kết trồng cỏ thường xuyên cho Công ty.
Chúng tôi quan sát 4 phía trên các sườn đồi những chiếc máy cắt cỏ miệt mài, từng đoàn xe hối hả vận chuyển cỏ về nơi chế biến thức ăn phục kịp vụ cho cả đàn bò gần 30 ngàn con. Trước mắt chúng tôi cả một hệ thống hồ xử lý nước thải, một cán bộ phụ trách công tác môi trường ở đây cho biết, trước đây do vừa SX vừa XD chưa kịp lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nên môi trường phần nào bị ảnh hưởng, nhưng đến này chúng tôi đã xử lý triệt để, các anh xem đấy vào khu chăn nuôi của chúng tôi còn sạch hơn nhiều so với một số môi trường bên ngoài. Để chứng minh cho vấn đề này, một công nhân khoe với chúng tôi, toàn bộ cả 6 hồ kể cả hồ số 1 đều thả cá, cá rất chóng lớn chỉ sau 3 tháng có những con cân nặng từ 3-4 kg, đây là món ăn cải thiện của công nhân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Qua lời tâm sự của công nhân Công ty chăn nuôi bò Bình Hà, tôi nhớ lại ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc với vấn đề xử lý nước thải từ dự án Formosa, phải nuôi được cá mới xả ra ngoài.
Quả đúng như lời công nhân Công ty nói, chúng tôi rảo bước trên những bờ hồ xử lý nước thải cứ ngở như đi dạo quanh bờ hồ công viên nào đó. Biết rằng đây là một dự án đầu tư vào nông nghiệp bằng chăn nuôi hàng chục ngàn con bò, vả lại vừa XD vừa SX nên không thể tránh khỏi được những sơ suất ban đầu như vấn đề môi trường. Âu cũng là bài học để khi đi vào ổn định đến nay Công ty đã hoàn tất khép kín mọi công đoạn, đặc biệt vấn đề môi trường trong khu vực dự án.
Ai đó cho rằng, Công ty chăn nuôi bò Bình Hà đã gây ô nhiễm nước Đá Hàn. Nhưng ngược lại thực tế, toàn bộ hệ thống chuồng trại chăn nuôi của Công ty đều được quy hoạch ở phía ngoài lưu vực đập Đá Hàn, có chăng đó chỉ là một số diện tích trồng cỏ trước đây, nay cỏ đã phát triển ăn sâu bén rễ xanh tốt. Với phán ảnh đó chẳng khác gì những loài cây trồng rừng khác trước đây khi mới khai hoang trồng mới không thể tránh khỏi nhưng khi cây phát triển sẽ không có chuyện đó xảy ra nữa.
Nói về ô nhiễm từ các loài thuốc hóa chất phun cỏ, ThS Nguyễn Trọng Đại khẳng định, trồng cỏ để vỗ béo cho cả đàn bò hàng chục ngàn con thì không được phép sử dụng bất kỳ một thứ thuộc bảo vệ thực vật nào, bởi nếu khi xuất bán sản phẩm chăn nuôi ra thị trường trong cơ thể bò có nhiễm chất BVTV sẽ bị tẩy chay ngay. Vì thế nên các hộ dân liên kết trồng cỏ cho Công ty cũng phải tuân thủ không sử dụng bất kỳ một loại thuộc bảo vệ thực vật nào để phun cỏ.
Trở về Trung tâm điều hành, chúng tôi được Phó giám đốc Công ty Nguyễn Tô Vũ cho biết, được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, các huyện và nhân dân, Công ty được UBND tỉnh giao 2.163,5ha đất thuộc địa bàn 2 huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Đến nay ông ty đã thực hiện KTCB khá hoàn tất với các kết cấu cơ sở hạ tầng với tổng mức đầu tư đạt trên 1.300 tỷ đồng, bao gồm nuôi vỗ béo 29.931 con bò thịt, đã xuất bán ra thị trường 13.000 con, giải quyết việc làm ổn định cho gần 600 con em nông dân trong vùng dự án vào làm công nhân với gần 1000 hộ nông dân liên kết trồng ngô, cỏ, mía cho Công ty có thu nhập cao. Nói về môi trường, do khi bắt tay vào đầu tư vừa SX vừa XD, Công ty còn lúng túng trong vấn đề xử lý môi trường nên đã gây ô nhiễm trong khu vực chăn nuôi. Nhưng đến nay chúng tôi đã tập trung xử lý khá an toàn. Còn nói về đập Đá Hàn, cơ quan quan trắc tỉnh đã lấy mẫu nước cho kết quả ở mức an toàn cho phép, bởi toàn bộ hệ thống khu chăn nuôi của chúng tôi đều nằm ngoài lưu vực Đá Hàn nên không thể gây ô nhiễm như phản ánh.
Tạm biệt Bình Hà, tạm biệt dự án được xem như "đầu kéo" của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hà Tĩnh. Tin chắc rằng, dự án chăn nuôi bò Bình Hà sẽ thành công, bởi đây là doanh nghiệp có đủ bản lĩnh, được đánh giá đủ thực và lực thì khó khăn mấy rồi cũng sẽ vượt qua.
Theo Anh Bình/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã