“Cháy nhà” ra mặt… giống
Sở dĩ số lượng giống VTNA2 được nhiều người quan tâm là do vụ Xuân năm nay, giống lúa này “lọt” vào điển hình nhóm giống nhiễm bệnh. Từ đạo ôn đến đốm nâu, bệnh xuất hiện trên VTNA2 với diện tích nhiễm lớn, tỷ lệ cao và gần như “phủ” khắp các địa phương.
Bệnh đạo ôn lá xảy ra trên giống VTNA2 tại Cẩm Xuyên
Trong khi, “lùng” lại diện tích các địa phương đã sử dụng, Sở NN&PTNT nhận được con số 11.500 ha, chiếm gần 20% tổng diện tích lúa xuân của toàn tỉnh. Khoan bàn về cơ cấu giống (theo đề án sản xuất vụ xuân, không cơ cấu một giống chiếm 20% tổng diện tích- PV), chính diện tích này cũng khiến cơ quan chuyên môn… khó tin.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay: “Sở đang yêu cầu Chi cục Trồng trọt& BVTV tỉnh ra soát, thống kê lại diện tích giống lúa VTNA2. Con số 11.500 ha giống VTNA2 do các địa phương thống kê chắc chắn không chính xác”.
Số lượng giống VTNA2 xuất theo hóa đơn ra thị trường Hà Tĩnh trong vụ xuân 2018
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, tập quán sản xuất của nông dân Hà Tĩnh vẫn là tự để giống. Tuy nhiên, rất khó lường số lượng giống này là bao nhiêu trong dân!
Điều đáng nói, khi bị phản ảnh giống VTNA2 trong vụ xuân 2018 bị nhiễm sâu bệnh nặng thì phía Tổng công ty CP VTNN Nghệ An lại phủ nhận “đứa con” của mình và cho rằng doanh nghiệp này chỉ cung ứng cho thị trường Hà Tĩnh 101,831 tấn (tương đương với khoảng 1.000 ha lúa gieo cấy).
Nếu con số này là thật, số lượng này chỉ mới đáp ứng được 1/10 lượng giống cần cho diện tích 11.500 ha mà các địa phương thống kê trước đó. Sẽ phải có ít nhất 10.500 ha chưa thể xác minh được nguồn gốc của giống từ đâu ra. Mà chỉ đến khi “đụng sự” thì “lai lịch” của VTNA2 mới được rà soát ngược?
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh cho biết: “Do đầu vụ xuân 2018, thị trường khan giống VTNA2 nên bà con đã lấy giống từ nhiều kênh. Có người tự để giống, có người lại ra tận Nghệ An để mua giống về”
Theo thông tin của chúng tôi, số lượng giống có hóa đơn mà Tổng công ty CP VTNN Nghệ An xuất ra thị trường Hà Tĩnh là số “chính thất”, còn một lượng giống VTNA2 lại đi theo nhiều đường “tiểu ngạch” nên cơ quan quản lý khó kiểm soát hết!
Vẫn “lọt” bộ giống chủ lực?
Có thể khó để khẳng định một cách cụ thể số diện tích VTNA2 tại Hà Tĩnh trong vụ xuân 2018. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, lúa VTNA2 có nhiều biểu hiện thoái hóa, nhiễm sâu bệnh trên diện rộng. Điển hình của vụ xuân năm nay là bệnh đạo ôn, đốm nâu, khô đầu lá.
Dịch bệnh hoành hành trên giống lúa được xem là chủ lực
Vụ hè thu 2018, khi điều kiện canh tác bất thuận, nhiều diện tích trồng lúa biểu hiện suy thoái; hạn hán, thiếu nước tưới cộng với trình độ thâm canh thiếu cân đối của bà con nông dân sẽ tiếp tục có thể bùng phát trở lại bệnh đốm nâu, khô đầu lá trên bộ giống nhiễm.
Dù vậy, VTNA2 vẫn được “điểm tên” trong số 10 giống chủ lực của tỉnh mặc cho nhiều ý kiến băn khoăn. Ông Đặng Trần Phong, Phó Bí thư Huyện ủy Can Lộc cho hay: “Sau khi bỏ giống Thiên ưu 8, bà con thay thế bằng giống VTNA2. Tuy nhiên, loại này chỉ ưu việt khi sử dụng giống nguyên chủng, còn ở các cấp giống khác lại xảy ra nhiễm sâu bệnh. Vụ này, để lựa chọn bộ giống chủ lực có chất lượng là rất khó!”.
Người dân ái ngại với VTNA2 trong mùa gieo cấy tiếp theo
Về phía người nông dân, nhiều người lắc đầu. “Vụ hè thu, dù có cơ cấu thì chúng tôi cũng không sử dụng giống VTNA2 nữa. Đồng ruộng vụ xuân, 3- 4 lần thuốc BTVT nhưng không biết có vớt lại được năng suất không”, ông Phan Danh Quế, Bí thư thôn K130, Tiến Lộc (Can Lộc) cho biết...
Theo N.O/Bao Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã