Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 2.974 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh thu từ 100 triệu đồng/mô hình/năm đến 60 tỷ đồng/mô hình/năm (hơn 800 mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, chế biến, thương mại dịch vụ; trong đó có 383 mô hình đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm). Việc tổ chức xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với XDNTM đã có sự chuyển biến tích cực và hiệu quả. Các mô hình không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách mà đã đánh thức tiềm năng lợi thế của từng vùng, miền.
Sản xuất chè sạch ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê. |
Trang trại nuôi hươu ở Hương Sơn. |
Phát triển mô hình nuôi lợn công nghệ cao ở Thạch Hà. |
Trang trại nuôi gà 15.000 con gà của ông Lưu Văn Ty ở xã Thạch Trung, TP. Hà Tĩnh. |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn khẳng định: Với Hà Tĩnh, bản chất của XDNTM chính là nâng cao thu nhập cho người dân. Để tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nâng cao chất lượng giá trị nông sản, tạo ra chuỗi liên kết từ khâu giống đến thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, bền vững. Sức mạnh liên kết không chỉ là yếu tố đảm bảo sự đồng nhất của sản phẩm mà còn thiết lập nên nền sản xuất hàng hóa bền vững. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã