Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cùng các ủy viên BTV Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương dự hội nghị. Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát dự và phát biểu chỉ đạo.
Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu rõ: 2 nghị quyết về ”tam nông” sớm đi vào cuộc sống, đã trở thành một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nông thôn, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng cao; tạo thành phong trào sâu rộng trong 10 năm qua, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội chung sức thực hiện; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và đời sống người nông dân thay đổi căn bản.
Đại biểu dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW và Nghị quyết 08-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tái cơ cấu thúc đẩy nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Một số lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực có bước phát triển đột phá, hướng tới nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt; quyền làm chủ và vai trò chủ thể được phát huy; nông dân phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Diện mạo nông thôn mới thực sự khởi sắc, văn minh...
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng: Nghị quyết về "tam nông” sớm đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình, hưởng ứng cao và trở thành một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, nông thôn...
Mức độ đạt chuẩn các tiêu chí NTM đều tăng lên, bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã (tăng 11,6 tiêu chí so cuối năm 2010). Đến nay có 115 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 50,2%), không còn xã dưới 10 tiêu chí, có 2 xã cơ bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế như: Kết quả tái cơ cấu, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại mới chỉ bước đầu, chưa tạo được sự lan tỏa trên diện rộng; tăng trưởng ngành chưa vững chắc; đời sống nông dân còn ở mức thấp; quy hoạch nông thôn còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, chắp vá, gây lãng phí; thiếu đồng bộ trong đầu tư kết cấu hạ tầng.
Hội nghị cũng nghe một số tham luận của các ngành, địa phương về quá trình triển khai, thực hiện nghị quyết “tam nông”.
Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ: Nghị quyết 26 và Nghị quyết 08 là cơ hội tốt để người dân huyện miền núi Hương Sơn phát huy được thế mạnh kinh tế vườn đồi, rừng...
Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam: Nghi Xuân đã xác định hướng đi cụ thể trong phát triển tam nông, trong đó ưu tiên lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái, du lịch NTM.
Chỉ đạo tại hội nghị, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết 26 của Hà Tĩnh. Đặc biệt, ngay sau có nghị quyết của Trung ương, Hà Tĩnh đã kịp thời ban hành nghị quyết chuyên đề triển khai. Tỉnh ủy xác định rõ chủ trương về tam nông trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và đã triển khai với quyết tâm cao, đồng bộ, thường xuyên, liên tục.
Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đề nghị địa phương lưu ý, trong phát triển nông nghiệp cần nâng cao chuỗi giá trị, hiệu quả và tính bền vững. Chính sách nông nghiệp phải tạo điều kiện để nông dân phát huy các nguồn lực sẵn có, linh hoạt hơn, phù hợp với cơ chế thị trường, nhất là chính sách đất đai. Sản xuất phải liên kết chuỗi với đầu tàu là doanh nghiệp…
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định, Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) và Nghị quyết số 08 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương đúng, triển khai đồng bộ, tạo được sự đồng thuận cao, sức lan tỏa lớn, thiết thực, sớm đi vào cuộc sống; đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; nhận thức, ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân dân được nâng lên. Nhìn lại 10 năm qua, KT-XH Hà Tĩnh có bước phát triển khá toàn diện, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt cao (trên 18%), giai đoạn 2016-2018 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ ở mức ổn định.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, mặc dù tái cơ cấu nông nghiệp đạt được một số kết quả nhưng thực tiễn đang rất khó khăn. Thu nhập của người dân vẫn còn thấp thua so với nhiều địa phương trên cả nước; môi trường nông thôn vẫn còn bị ô nhiễm; an ninh nông thôn vẫn tiềm ẩn phức tạp.
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, vận động sâu rộng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, nhiệm vụ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới. Tiếp tục rà soát, chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường. Tổ chức sản xuất theo hướng liên kết; khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Theo Thanh Hoài - Lê Tuấn/Bao Ha Tinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã